Kem ma thuật: cách giã rượu bá đạo của Hàn Quốc

Với chiết xuất từ một vị thuốc cổ, các chuyên gia Hàn Quốc đã sáng tạo ra cây kem "giã rượu" có thể giúp bạn lấy lại sự tỉnh táo sau khi "bét nhè".

Không biết từ bao giờ nhưng rượu đã trở thành một thức uống "khó có thể thiếu" trong các cuộc tụ tập ở nhiều nước trên thế giới và Hàn Quốc không phải là một nước ngoại lệ.

Mặc dù biết rượu không tốt cho sức khỏe nhưng theo CNBN - báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, trung bình người Hàn Quốc uống 12,3 lít rượu mỗi năm, nhiều nhất ở châu Á-Thái Bình Dương.

Số tiền được chi ra cho việc uống rượu chiếm tới 150 tỉ won, tương đương 126 triệu USD/năm (khoảng 2.800 tỷ VND). Quả là một con số đáng nể!

Uống rượu vui thì vui thật đấy nhưng khi "ba chai chưa say", hẳn bạn sẽ cảm thấy trong người nôn nao, khô miệng, đầu đau như búa bổ... vô cùng khó chịu.

Để đánh bay sự khó chịu này, giới chuyên gia Hàn Quốc đã phát minh ra một loại kem "thần thánh" có tên gọi Gyeondyo-bar - giúp bạn giã rượu, nhanh chóng lấy lại tinh thần khi "bét lè nhè".

Chỉ với cây kem này, bạn sẽ trở nên tỉnh táo sau một đêm
Chỉ với cây kem này, bạn sẽ trở nên tỉnh táo sau một đêm "bùng cháy" với bạn bè.

Kem Gyeondyo-bar có vị bưởi chùm, chứa 0,7% tinh chất từ cây Hovenia Dulcis (còn gọi là cây nho khô Phương Đông). Đây là loại thảo dược quý hiếm, mọc chủ yếu ở Hàn Quốc, có tác dụng mát gan, giải độc, được dùng để điều chế nhiều loại thuốc, trong đó có thuốc giã rượu.

 

Một nghiên cứu được đăng tải trong tạp chí Journal of Neuroscience vào năm 2012 cũng chỉ ra, chiết xuất từ nho khô phương Đông cũng có thể làm giảm các triệu chứng ngộ độc ở chuột.

Bác sĩ Um Kyung-sun ở Hiệp hội nghiên cứu thảo dược Hàn Quốc chia sẻ rằng: "Trong cây Hovenia Dulcis có chứa nhiều chất canxi, khoáng, đường glucose và chất sắt, được chứng minh là tốt cho người say rượu".

Kem
Kem "thần thánh" - đánh tan cơn nôn nao của bạn.
 

Đoán được nhu cầu sử dụng, nhà sản xuất Hàn Quốc đã tăng cường số lượng kem tại các khu vực có nhiều quán bar, nhà hàng và các khu vực chuyên quán nhậu của Hàn Quốc.

Quả của cây Hovenia dulcis to khoảng 3cm, nó có chứa 11,4% glucose, 4,7% fructosevà 12,6% sucrose - có tác dụng chống co thắt, giải nhiệt, nhuận tràng và lợi tiểu. Hạt chứa protein 15% và 7,8% chất béo. Hạt cây, cành cây, lá non có thể dùng để chiết xuất ra thành phần tương tự mật ong.

 

Hovenia Dulcis là một dạng cây bụi rụng lá, cao từ 10 - 30m. Cây ra hoa vào tháng 7, hạt chín vào khoảng tháng 9, tháng 10.

Nhận thấy những công dụng đặc biệt của cây Hovenia, các chuyên gia đã chiết xuất các chất trong cây để điều chế thuốc giảm nhiễm độc do uống nhiều rượu, hỗ trợ lợi tiểu, làm mất các triệu chứng sau khi uống rượu như buồn nôn, đau đầu, ợ nóng.

Ngày nay Hovenia Dulicis đã được trồng nhiều chủ yếu ở Hàn Quốc, Nhật Bản, phía Đông Trung Quốc...

Nguồn: CNBC,  Reuters

tin mới

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.