Mỹ "lên gân" với Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La

Ngày 4/6, Mỹ đã gia tăng sức ép đối với Trung Quốc nhằm kiềm chế các hoạt động của nước này ở Biển Đông, với việc các quan chức quân sự cấp cao nhấn mạnh sự vượt trội về quân sự của Washington và cam kết tiếp tục là nhân tố chính bảo đảm an ninh châu Á trong nhiều thập kỷ tới.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter phát biểu tại phiên họp Shangri-La. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter phát biểu tại phiên họp Shangri-La. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã cảnh báo Trung Quốc về hành vi khiêu khích của nước này ở Biển Đông và cho rằng bất kỳ hành động nào của Trung Quốc nhằm cải tạo bãi cạn Scarborough trên vùng biển tranh chấp sẽ dẫn tới nhiều hậu quả. 

Ông Carter nói: “Tôi hy vọng việc này sẽ không xảy ra, bởi nó sẽ dẫn tới việc Mỹ và các nước khác trong khu vực tiến hành các hành động sẽ không chỉ làm gia tăng căng thẳng mà còn gây cô lập Trung Quốc. Mỹ sẽ vẫn là quân đội hùng mạnh nhất và là nhân tố chính yếu đảm bảo an ninh khu vực trong nhiều thập kỷ tới - và điều này là không thể nghi ngờ”.

Biển Đông đã trở thành điểm nóng giữa Mỹ - nước đang xoay trục sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương - và Trung Quốc - nước đang phô trương sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự lớn hơn bao giờ hết trong khu vực. Tuy nhiên, ông Carter nói rằng ông sẽ hoan nghênh việc Trung Quốc tham gia “mạng lưới an ninh dựa trên nguyên tắc” của châu Á. Ông phát biểu: “Các nhà lãnh đạo cấp tiến phải… ngồi lại cùng nhau để đảm bảo một tương lai tốt đẹp dựa trên các nguyên tắc”, nói thêm rằng mạng lưới mà ông đang vạch ra cũng có thể giúp bảo vệ khu vực trước “các hành động đáng lo ngại của Nga” và ảnh hưởng ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu.

Ông Cartercũng nhận xét rằng trong nhiều thập kỷ qua, một số người đã dự đoán việc Mỹ sẽ rút khỏi khu vực này, song điều đó sẽ không xảy ra: “Lý do là bởi khu vực này, nơi sinh sống của gần một nửa dân số thế giới và chiếm gần một nửa sản lượng kinh tế toàn cầu, vẫn đóng vai trò quan trọng nhất đối với an ninh và sự thịnh vượng của Mỹ”.

Đáp lại, Thiếu tướng Quan Hữu Phi, Phó Đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự sự kiện này, cho rằng Mỹ nên giảm bớt các cuộc tập trận và tuần tra mang tính khiêu khích trong khu vực và rằng bất kỳ âm mưu nào nhằm cô lập Trung Quốc sẽ thất bại. 

Lãnh đạo các nước châu Á nói rằng các nước trong khu vực xem tình hình Biển Đông là vô cùng đáng lo ngại. Phát biểu trước diễn đàn, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar nói: “Tất cả các nước trong khu vực cần thừa nhận rằng sự thịnh vượng chung của chúng ta và tốc độ tăng trưởng ‘đáng ghen tị’ của khu vực trong những thập kỷ qua sẽ đối mặt với những rủi ro bởi các hành động khiêu khích của bất kỳ nước nào trong số chúng ta”.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani nói rằng Tokyo sẽ giúp các quốc gia Đông Nam Á tăng cường khả năng bảo đảm an ninh để đối phó với cái mà ông gọi là các hành động đơn phương, nguy hiểm và cưỡng ép trên Biển Đông. “Tại Biển Đông, chúng ta đang chứng kiến hành động cải tạo đất, xây dựng các tiền đồn và sử dụng chúng cho mục đích quân sự... Không một nước nào có thể đứng ngoài cuộc trong vấn đề này”.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein tuyên bố: “Sự mập mờ về hướng đi trong tương lai của Trung Quốc được cho là nguyên nhân chính gây lo ngại sẽ xảy ra đối đầu quân sự”.

Theo Tin tức

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.