'Người hùng' đích thực của Hillary Clinton

(Baonghean) - Trên con đường tới thành công của bà Hillary Clinton - người phụ nữ vừa viết nên trang mới trong lịch sử xứ cờ hoa khi trở thành nữ ứng viên đầu tiên đại diện cho một chính đảng ra tranh cử Tổng thống, thấp thoáng dấu ấn của bóng hình một người phụ nữ khác. Đó chính là Dorothy Rodham, người mẹ quá cố của cựu Ngoại trưởng Mỹ.
Lúc sinh thời, luôn giữ vị trí sau cánh gà, chỉ thi thoảng xuất hiện trước công chúng và hầu như không bao giờ trả lời phỏng vấn báo chí, nhưng bà Rodham luôn nhận được tình yêu thương vô bờ bến từ con gái Hillary Clinton. 
Bà Dorothy Rodham cùng gia đình Clinton trong bức ảnh chụp năm 2008. Ảnh: Reuters.
Bà Dorothy Rodham cùng gia đình Clinton trong bức ảnh chụp năm 2008. Ảnh: Reuters.

Trong đêm lịch sử 7/6 khi tuyên bố chiến thắng bầu cử sơ bộ, trở thành người phụ nữ đầu tiên đại diện đảng Dân chủ tranh cử chiếc ghế cao nhất xứ cờ hoa, bà Hillary nhắc về người mẹ quá cố: "Tôi muốn mẹ có thể nhìn thấy đứa con gái của mình đã trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ”.

Nhìn lại cuộc đời Dorothy Rodham là cách để hiểu hơn người phụ nữ đã sinh thành và nuôi dưỡng một Hillary Clinton mạnh mẽ và gai góc trên chính trường Mỹ hiện nay. Tuổi thơ của bà Dorothy không được êm ả như nhiều người.
Lên 8, cha mẹ ly hôn sau chuỗi ngày không hạnh phúc, Dorothy cùng đứa em gái nhỏ bị gửi về quê sống cùng ông bà vào năm 1927. Bi kịch chưa khép lại, sống chung cùng người bà nghiêm khắc, lúc nào cũng vận bộ đầm đen xám xịt, sẵn sàng trách phạt những đứa cháu thơ vì lỗi nhỏ nhặt nhất.
Trong hồi ức của Dorothy, cô gái nhỏ khi ấy đã bị cấm rời khỏi phòng trong 1 năm trời, ngoại trừ lúc tới trường, chỉ bởi dám đi chơi trong đêm lễ Halloween truyền thống của Mỹ. Không chịu nổi, Dorothy bỏ nhà đi năm 14 tuổi, làm giúp việc với mức lương bèo bọt 3 USD/tuần, và luôn mơ về ngày trở về Chicago đoàn tụ với mẹ. Nhưng 1 năm sau, khi giấc mơ đã cận kề, Dorothy lại bị mẹ mình hắt hủi.
Phải một quãng thời gian dài thì Hillary Rodham Clinton mới hiểu toàn bộ câu chuyện về thời thơ ấu khổ sở của mẹ mình. Còn giờ đây, 5 năm sau khi bà qua đời, câu chuyện của Dorothy lại trở thành “điểm nhấn” cảm xúc trong chiến dịch tranh cử của con gái. 
Nhiều tờ báo từng nhận định việc chia sẻ câu chuyện của bà Dorothy là bước chuyển của bà Clinton, khi chiến dịch năm 2008 lại theo một hướng khác, bảo vệ nghiêm ngặt sự riêng tư của mẹ bà và nghiêng về xây dựng hình ảnh mạnh mẽ khi bà Clinton tìm cách trở thành nữ Tổng tư lệnh đầu tiên. Còn trong chiến dịch lần này, câu chuyện của mẹ bà có thể giúp giải quyết một trong những thách thức trọng tâm của Hillary: thuyết phục những cử tri nghĩ rằng mình “biết tuốt” về bà rằng vẫn còn nhiều điều mới mẻ nữa, và rằng động lực của người phụ nữ này không chỉ gói gọn ở 2 từ tham vọng.
Có lẽ, như cựu cố vấn cấp cao Ann Lewis nói về bà Clinton, rằng bà không thể quay ngược thời gian để bù đắp cho bậc sinh thành, nhưng bà có thể đóng góp nhiều hơn cho những đứa trẻ cần được bảo vệ và cần cơ hội tốt đẹp hơn.
Dù bà Rodham chỉ xuất hiện trong một phần nhỏ của tự truyện Clinton, nhưng phải khẳng định rằng tình mẫu tử giữa họ là vô cùng khăng khít.
Lật lại quá khứ, năm 1987, Dorothy Rodham cùng chồng là ông Hugh đã chuyển tới thành phố Little Rock, Arkansas để chăm sóc cháu gái Chelsea, giúp Hillary khi bà còn bận rộn với công việc luật sư tại Công ty luật Rose. Khi chồng qua đời năm 1993, bà Rodham dành càng nhiều thời gian tại Nhà Trắng, đồng hành cùng Đệ nhất phu nhân lúc bấy giờ cùng cháu gái Chelsea trong những chuyến viếng thăm Ấn Độ, Trung Quốc, Paris và Hawaii, dù luôn né tránh những ánh đèn flash. 
Bà Dorothy Rodham và Hillary tại đám cưới cô cháu gái Chelsea Clinton năm 2010. Ảnh: EPA.
Bà Dorothy Rodham và Hillary tại đám cưới cô cháu gái Chelsea Clinton năm 2010. Ảnh: EPA.
Năm 1996, bà Rodham lên tiếng ủng hộ con rể của mình, phát biểu trong một đoạn băng ngắn câu nói ấn tượng: “Mọi người đều biết rằng chỉ có duy nhất 1 người trên thế giới này có thể nói lên sự thật về 1 người đàn ông, đó là mẹ vợ của anh ta”. Nhưng theo một số nhân vật làm việc tại Nhà Trắng, cũng chính bà đã mắng nhiếc ông Bill Clinton khi xảy ra bê bối với nữ thực tập Monica Lewinsky và khích lệ bà Hillary tự tạo ra sự nghiệp chính trị của riêng mình.
Sau khi bà Clinton đắc cử Thượng nghị sỹ New York năm 2000, bà Rodham chuyển hẳn tới Washington để được gần con gái hơn. Có thời điểm, 2 mẹ con bà cùng ở chung một căn hộ 2 phòng ngủ, khi căn nhà của gia đình Clinton tại Tây Bắc Washington đang được cơi nới, sửa sang để có thêm không gian riêng tư cho bà Rodham.
Quản lý chiến dịch tranh cử đầu tiên của bà Clinton - Patti Solis Doyle từng tiết lộ: “Hillary sẽ trở về nhà sau ngày dài ở Thượng viện và họ sẽ cùng ngồi xuống trò chuyện về những việc trong ngày”. Khi Hillary trở thành Ngoại trưởng, bà vẫn giữ thói quen trở về từ mỗi chuyến đi, ngả mình trên sô pha cùng bàn luận với mẹ về chương trình truyền hình yêu thích của bà Rodham.
Trò chuyện nhiều về bà Rodham là tín hiệu cho thấy bước tiến của bà Clinton, từ một chính trị gia bảo mật đời tư kỹ lưỡng, tới một ứng viên 68 tuổi đang nỗ lực trong chiến dịch của mình. Bà đã dành nhiều tuần để viết bài diễn thuyết trước cử tri, và câu chuyện gợi sự đồng cảm về những trắc trở trong đời người mẹ Dorothy có thể giúp bà Hillary thuyết phục tầng lớp trung lưu rằng bà thấu hiểu hết những vấn đề của họ.
Ý tưởng này nảy ra từ năm 2008, trong loạt bầu cử sơ bộ hồi ấy, khi các cố vấn của Hillary gợi ý bà lồng ghép câu chuyện về mẹ khi tiếp xúc cử tri và gặt hái được những phản ứng hết sức tích cực. Tuy nhiên, bà Hillary lại không thoải mái với việc này, thừa nhận: “Thật không thoải mái khi nói trước công chúng về những khó khăn từng trải của các thành viên trong gia đình mình, nhất là khi người ấy vẫn còn hiện diện trên cõi đời này. Và mẹ tôi lại là người rất khép kín, nội tâm”.
Về vấn đề này, có lẽ bà Clinton giống hệt mẹ mình. Nhớ lại khi chồng bà tranh cử Tổng thống lần đầu năm 1992, Hillary cũng đã gồng mình bảo vệ con gái Chelsea và bố mẹ mình khỏi những ánh đèn của ký giả. Thậm chí, bà từng nổi giận khi các trợ lý đề nghị đăng đoạn băng về Chelsea để thể hiện Bill Clinton là người đàn ông của gia đình trong đại hội toàn quốc đảng Dân chủ năm 1992.
Bà Rodham qua đời năm 2011, hưởng thọ 92 tuổi. Tuy không chứng kiến và chia vui với giây phút đi vào lịch sử của con gái nhưng chắc hẳn nếu còn sống, bà Dorothy sẽ rất tự hào trước những gì mà Hillary đã và đang hướng trên con đường chính trị gian nan. Còn với Hillary Clinton - người phụ nữ quyền lực số 2 thế giới, bà Dorothy không chỉ là người mẹ, mà còn là người thầy, người bạn và người hùng không thể quên ơn.
Thu Giang

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.