Những nữ nguyên thủ quyền lực thế giới 50 năm qua

(Baonghean.vn) - Sự kiện Hillary Clinton chính thức trở thành đại diện cho Đảng Dân chủ Mỹ và đứng trước cơ hội trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của quốc gia này chính là chủ đề được nhắc đến nhiều nhất trên thế giới tuần qua. Nhân dịp này, hãy cùng điểm lại 11 người phụ nữ từng lãnh đạo đất nước trong 50 năm trở lại đây.

Sirimavo Bandaranaike là người phụ nữ đầu tiên nắm quyền ở một chính phủ hiện đại. Sau khi chồng bà, Thủ tướng Ceylon (sao đó đổi tên thành Sri Lanka) bị ám sát vào năm 1959, Sirimavo đã chiến thắng trong chiến dịch tranh cử và trở thành Thủ tướng Sri Lanka năm 1960. Sau đó bà dành cả cuộc đời cho chính trị và đặc biệt hơn nữa, con gái bà cũng lên làm Thủ tướng Sri Lanka năm 1994.
Là người phụ nữ đầu tiên nắm quyền ở một chính phủ hiện đại. Sau khi chồng bà, Thủ tướng Ceylon (sao đó đổi tên thành Sri Lanka) bị ám sát năm 1959, Sirimavo chiến thắng trong chiến dịch tranh cử và trở thành Thủ tướng Sri Lanka năm 1960. Sau đó bà dành cả cuộc đời cho chính trị và đặc biệt hơn nữa, con gái bà cũng làm Thủ tướng Sri Lanka năm 1994.
Cha của Indira Gandhi là Thủ tướng Ấn Độ đầu tiên sau chế độ thực dân. Sau khi cha bà mất, Indira Gandhi là Thủ tướng có thời gian nắm quyền lâu thứ hai trong lịch sử.  Trong thời gian tại vị, bà đã nỗ lực lật đổ hệ thống giai cấp nhưng lại bị cáo buộc góp phần đẩy cao căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan. Mặc dù bị bắt vào năm 1978 vì tội tham nhũng, nhưng Indira đã tái đắc cử vào năm 1980. Năm 1984, bà bị ám sát. Hiện nay tên bà được đặt cho Đại học Quốc gia Gandhi, trường đại học lớn nhất thế giới.
Cha của Indira Gandhi là Thủ tướng Ấn Độ đầu tiên sau chế độ thực dân. Indira Gandhi là Thủ tướng có thời gian nắm quyền lâu thứ 2 trong lịch sử. Trong thời gian tại vị, bà đã nỗ lực lật đổ hệ thống giai cấp nhưng lại bị cáo buộc góp phần đẩy cao căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan. Mặc dù bị bắt vào năm 1978 vì tội tham nhũng, nhưng Indira đã tái đắc cử vào năm 1980. Năm 1984, bà bị ám sát. Hiện nay tên bà được đặt cho Đại học Quốc gia Gandhi, trường đại học lớn nhất thế giới.
Golda Meir sinh ra ở Kiev, bà đã tham gia các phong trào của người Do Thái và đóng góp vào sự ra đời nhà nước Israel. Năm 1969, bà lên nắm quyền lãnh đạo Israel sau cái chết đột ngột của Thủ tướng Levi Eshkol. Quyết định từ bỏ cuộc tấn công phủ đầu trong chiến tranh Yom Kippur của bà bị phản đối và vào năm 1974, bà đã phải từ chức. Meir qua đời năm 1978 vì bệnh máu trắng. Cuộc đời của bà đã trở thành cảm hứng cho khá nhiều bộ phim và kịch sau này.
Sinh ra ở Kiev,   tham gia các phong trào của người Do Thái và đóng góp vào sự ra đời nhà nước Israel. Năm 1969, bà lên nắm quyền lãnh đạo Israel sau cái chết đột ngột của Thủ tướng Levi Eshkol. Meir qua đời năm 1978 vì bệnh máu trắng. Cuộc đời của bà đã trở thành cảm hứng cho khá nhiều bộ phim và kịch sau này.
Isabel Martinez de Peron là nữ Tổng thống đầu tiên trên thế giới. Bà là vợ ba của cựu Tổng thống Juan Peron và xuất thân là một vũ công hộp đêm. Sau khi gặp Peron, bà được làm thư ký cho ông và sau đó là vị trí phó chủ tịch. Nhiệm kỳ Tổng thống của Isabel nhuốm màu bạo lực và rốt cục bà đã bị bắt năm 2007 vì cáo buộc liên quan đến sự mất tích của một nhà hoạt động 30 năm trước.
Là nữ Tổng thống đầu tiên trên thế giới, vợ 3 của cựu Tổng thống Juan Peron và xuất thân là vũ công hộp đêm. Sau khi gặp Peron, bà được làm thư ký cho ông và sau đó là vị trí phó chủ tịch. Nhiệm kỳ Tổng thống của Isabel nhuốm màu bạo lực và bà bị bắt năm 2007 vì cáo buộc liên quan đến sự mất tích của một nhà hoạt động 30 năm trước.
Elisabeth Domitien có nghề nghiệp là một nông dân và doanh nhân, tham gia phong trào chống thực dân khi mới 20 tuổi. Bà làm lãnh đạo phái nữ cho sự phát triển ở châu Phi và được biết đến với những bài phát biểu đanh thép. Năm 1960, khi đất nước giành độc lập, tân Tổng thống Jean-Bédel Bokassa bổ nhiệm bà làm Thủ tướng. Tuy nhiên sau đó khi Bokassa muốn kiêm luôn vị trí Nhà vua, bà Domitien đã phản đối và bị sa thải.
Là một nông dân và doanh nhân, tham gia phong trào chống thực dân khi mới 20 tuổi. Bà được biết đến với những bài phát biểu đanh thép. Năm 1960, khi đất nước giành độc lập, tân Tổng thống Jean-Bédel Bokassa bổ nhiệm bà làm Thủ tướng. Tuy nhiên sau đó khi Bokassa muốn kiêm luôn vị trí Nhà vua, bà Domitien đã phản đối và bị sa thải.
Margaret Thatcher, từng được một nhà báo Liên Xô gọi là “người đàn bà thép” là Thủ tướng Anh tại vị lâu nhất thế kỷ 20. Bà được biết đến với sự quyết đoán trong chính trị và khả năng lãnh đạo khôn khéo. Gây tranh cãi nhất của Thatcher là chính sách bảo thủ bãi bỏ một số quy định về kinh tế và thuế bầu cử.
Từng được một nhà báo Liên Xô gọi là “người đàn bà thép” là Thủ tướng Anh tại vị lâu nhất thế kỷ 20. Bà được biết đến với sự quyết đoán trong chính trị và khả năng lãnh đạo khôn khéo. Gây tranh cãi nhất của Thatcher là chính sách bảo thủ bãi bỏ một số quy định về kinh tế và thuế bầu cử.
Benazir Bhutto là con gái cựu Thủ tướng Zulfikar Ali Bhuto, người sáng lập đảng Nhân dân Pakistan. Sau đó bà trở thành chủ tịch đảng này và là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một đất nước Hồi giáo vào năm 1988. Bà làm Thủ tướng hai nhiệm kỳ liên tiếp. Sau khi bị ám sát hụt năm 1995, bà qua đời năm 2007 do một vụ đánh bom. Bhutto là một biểu tượng cho phụ nữ cầm quyền, mở đường cho phong trào tham gia chính trị của phái nữ Pakistan.
Là con gái cựu Thủ tướng Zulfikar Ali Bhuto, người sáng lập đảng Nhân dân Pakistan. Sau đó bà trở thành chủ tịch đảng này và là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một đất nước Hồi giáo vào năm 1988. Bà làm Thủ tướng hai nhiệm kỳ liên tiếp. Sau khi bị ám sát hụt năm 1995, bà qua đời năm 2007 do một vụ đánh bom. Bhutto là một biểu tượng cho phụ nữ cầm quyền, mở đường cho phong trào tham gia chính trị của phái nữ Pakistan.
Agathe Uwilingiyimana xuất thân là một giáo sư hóa học giảng dạy ở Đại học quốc gia Rwanda. Sau khi thành lập một tổ chức từ thiện tại trường học, bà nhận được sự quan tâm của chính quyền và trở thành Bộ trưởng Thương mại năm 1989. Năm 1993, bà trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Rwanda. Tuy nhiên bà đã bị ám sát 1 năm sau cuộc diệt chủng ở Rwanda. Mặc dù sự nghiệp chính trị rất ngắn ngủi nhưng tên tuổi Rwanda mang lại ảnh hưởng lớn vì bà là một trong số ít nữ chính trị gia của châu Phi.
Xuất thân là một giáo sư hóa học giảng dạy ở Đại học quốc gia Rwanda. Sau khi thành lập một tổ chức từ thiện tại trường học, bà nhận được sự quan tâm của chính quyền và trở thành Bộ trưởng Thương mại năm 1989. Năm 1993, bà trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Rwanda. Tuy nhiên bà đã bị ám sát 1 năm sau cuộc diệt chủng ở Rwanda. Mặc dù sự nghiệp chính trị rất ngắn ngủi nhưng tên tuổi Rwanda mang lại ảnh hưởng lớn vì bà là một trong số ít nữ chính trị gia của châu Phi.
Angela Merkel sinh ra ở vùng Đông Đức, nhận bằng tiến sỹ vật lý trước khi bước vào con đường chính trị. Bà thăng tiến qua nhiều cấp bậc và chính thức được bổ nhiệm làm Thủ tướng nước Đức năm 2005. Merkel đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý đất nước vượt qua khủng hoảng tài chính 2007-2008 và là một trong những nhà lãnh đạo được biết đến nhiều nhất châu Âu. Merkel 9 lần được tạp chí danh tiếng Forbes bầu chọn làm người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.
Sinh ra ở vùng Đông Đức, nhận bằng tiến sỹ vật lý trước khi bước vào con đường chính trị. Bà thăng tiến qua nhiều cấp bậc và chính thức được bổ nhiệm làm Thủ tướng nước Đức năm 2005. Merkel đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý đất nước vượt qua khủng hoảng tài chính 2007-2008 và là một trong những nhà lãnh đạo được biết đến nhiều nhất châu Âu. Merkel 9 lần được tạp chí danh tiếng Forbes bầu chọn làm người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.
Ellen Johnson Sirleaf là đương kim Tổng thống Liberia và là người phụ nữ đầu tiên đứng đầu một quốc gia châu Phi. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên làm chủ tịch Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi. Do xuất thân từ gia đình nghèo khó, Sirleaf rất quan tâm đến vấn đề giáo dục và sức khỏe. Bà đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 2011 vì những đóng góp với nữ quyền và an toàn của phái nữ.
Là đương kim Tổng thống Liberia và là người phụ nữ đầu tiên đứng đầu một quốc gia châu Phi. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên làm chủ tịch Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi. Do xuất thân từ gia đình nghèo khó, Sirleaf rất quan tâm đến vấn đề giáo dục và sức khỏe. Bà đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 2011 vì những đóng góp với nữ quyền và an toàn của phái nữ.
Dilma Rousseff là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ chức vụ Tổng thống Brazil. Bà đang vướng vào bê bối khi bị tố cáo thao túng ngân sách chính phủ. Rousseff sinh ra trong một gia đình trung - thượng lưu, từng tham gia phong trào xã hội chủ nghĩa và bị bắt, tra tấn, bỏ tù trong khoảng thời gian 1970 - 1972, thời gian cai trị của chế độ độc tài Brazil. Sau khi được thả, bà tiếp tục hoạt động chính trị và trở thành Tổng thống Brazil năm 2011. Trước khi có những bê bối tham nhũng, bà Rousseff khá nổi tiếng với những chính sách giảm thuế.
Là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ chức vụ Tổng thống Brazil. Bà đang vướng vào bê bối khi bị tố cáo thao túng ngân sách chính phủ. Rousseff sinh ra trong một gia đình trung - thượng lưu, từng tham gia phong trào xã hội chủ nghĩa và bị bắt, tra tấn, bỏ tù trong khoảng thời gian 1970 - 1972, thời gian cai trị của chế độ độc tài Brazil. Sau khi được thả, bà tiếp tục hoạt động chính trị và trở thành Tổng thống Brazil năm 2011. Trước khi có những bê bối tham nhũng, bà Rousseff khá nổi tiếng với những chính sách giảm thuế.

 Quân Lê - Hồng Toại

(Theo Business Insider)

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.