Pháp 'chao đảo' trước EURO 2016

(Baonghean) - Chỉ còn hơn 1 tuần nữa Giải vô địch bóng đá châu Âu Euro 2016 sẽ được khai mạc tại Pháp. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nước chủ nhà vẫn tiếp tục gặp nhiều rắc rối do phong trào đình công biểu tình phản đối dự luật lao động đã kéo dài từ 3 tháng qua. Tình hình này có thể khiến nước Pháp đối mặt với những hệ lụy về an ninh, kinh tế nghiêm trọng. 

Vì đâu nên nỗi?

Là một quốc gia có nhiều chính sách bảo vệ quyền lợi của người lao động, thế nên biểu tình, đình công không có gì lạ với nước Pháp. Thế nhưng lần này, quy mô và thời gian các cuộc đình công, biểu tình lại có vẻ rộng lớn và kéo dài hơn cả.
Biểu tình phản đối cải cách luật lao động gần sân bay Marseille (AFP).
Biểu tình phản đối cải cách luật lao động gần sân bay Marseille. Ảnh: AFP
Nguyên nhân xuất phát từ một dự luật cải cách lao động đang được trình Quốc hội xem xét. Theo luật mới, các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tuyển dụng và sa thải công nhân, đồng thời giảm bớt sức mạnh của công đoàn. Điều này gây bức xúc lớn trong xã hội vì người ta cho rằng luật mới đã làm tổn hại tới các quyền cơ bản của người lao động và chỉ có lợi cho giới chủ.
Công đoàn Pháp đã tổ chức rất nhiều cuộc biểu tình, các cuộc đình công của công nhân đường sắt, phong tỏa các cơ sở lọc dầu và nhà máy điện hạt nhân nhằm gây áp lực cho chính phủ trong suốt 3 tháng qua. Dự kiến, các cuộc biểu tình như thế sẽ còn tiếp diễn trong tuần này, trong ngành tàu hỏa, hệ thống xe điện ngầm ở thủ đô Paris, tại các hải cảng và có thể là các sân bay. 
Trong khi đó, chính phủ giải thích rằng việc “cởi trói” cho thị trường lao động cho phép giới chủ dễ sa thải hơn, linh hoạt hơn về giờ giấc làm việc, và cũng dễ dàng tuyển dụng nhân viên hơn. Và chỉ có như thế mới đẩy lùi nạn thất nghiệp, hiện vẫn chiếm tỷ lệ 10% ở Pháp.
Thực tế mà nói, so với các nước châu Âu khác như Anh hay Đức, Pháp đã chậm một bước trong việc cải cách luật lao động cho phù hợp với thực tế. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 - 2009, các quốc gia châu Âu đã từng bước cải cách luật lao động nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc làm.
Thủ tướng Manuel Valls tuyên bố “không bất lực” trước người biểu tình (AFP).
Thủ tướng Manuel Valls tuyên bố “không bất lực” trước người biểu tình. Ảnh: AFP
Trong năm 2015, trong khi Italia tạo được thêm 250.000 việc làm, Tây Ban Nha tạo thêm hơn một nửa triệu thì các thống kê chính thức cho thấy cùng thời kỳ, Pháp chỉ tạo thêm được 114.000 chỗ làm cho người dân. Sự khác biệt được cho là do Paris vẫn giữ nguyên luật lao động cũ. Nghĩa là Paris không chấp nhận để người lao động phải làm những công việc lặt vặt với đồng lương không đủ sống hay đó là những công việc tạm bợ, khi có khi không.
Người lao động Pháp luôn được tuyển dụng với những hợp đồng ngắn hoặc dài hạn rõ ràng. Đó là cách để bảo vệ quyền lợi người lao động. Báo chí Pháp cho rằng, cuộc đấu giữa chính phủ và các nghiệp đoàn khó đi đến hồi kết vì chẳng bên nào muốn là người thua cuộc. Bên nào cũng sẽ bảo vệ lý lẽ của mình. 
Hậu quả khó lường
Câu hỏi đặt ra là liệu chính phủ Pháp có nhượng bộ để giải quyết “cơn phẫn nộ” của người lao động nhằm tập trung mối quan tâm đến việc tổ chức vòng chung kết bóng đá châu Âu Euro 2016? Câu trả lời có lẽ là “không chắc”.
Thủ tướng Pháp Manuel Vall mới đây tuyên bố sẽ không nối dài danh sách các chính trị gia bị bất lực trước những người biểu tình. Chính phủ Pháp sẽ không từ bỏ dự luật này, có chăng cũng chỉ là “thay đổi” hoặc “cải thiện” mà thôi. Tuyên bố là vậy nhưng đây rõ ràng là một bài toán nan giải và là sức ép lớn với chính phủ của thủ tướng M.Vall.
Nếu không giải quyết “hợp tình, hợp lý” vấn đề luật lao động, nước Pháp sẽ tiếp tục chứng kiến làn sóng biểu tình, đình công mỗi ngày. Điều này sẽ thực sự đáng lo ngại khi Euro 2016 đang đến gần. Thế giới đang đổ dồn sự chú ý vào nước chủ nhà đăng cai giải đấu. Nếu các phương tiện hàng không, đường sắt, đều đình công, các ngành dịch vụ không hoạt động, khi đó nước Pháp sẽ không thể thành công đón tiếp hàng triệu du khách và cổ động viên đến với giải đấu bóng đá được chú ý này.
 Các cuộc biểu tình biến thành bạo lực ở Bordeaux. Ảnh: BBC
Các cuộc biểu tình biến thành bạo lực ở Bordeaux. Ảnh: BBC
Đó là chưa kể vấn đề an ninh vốn đã rất căng thẳng sau loạt vụ khủng bố hồi tháng 11 năm ngoái sẽ càng trở nên khó lường hơn với các cuộc biểu tình biến thành bạo động. Lực lượng an ninh Pháp, vốn đã rất mỏng, sẽ phải phân tán để đối phó với các cuộc biểu tình mà không thể tập trung hoàn toàn cho việc đảm bảo an ninh Euro. Ngoài ra, những cuộc đình công trong nhiều lĩnh vực hiện nay đang khiến sản xuất đình trệ, hàng hóa khan hiếm, tác động không nhỏ đến chỉ số tăng trưởng vốn yếu ớt của nền kinh tế Pháp…
Tất cả khiến uy tín của chính phủ và bản thân Thủ tướng M.Vall giảm sút đáng kể. Theo các cuộc thăm dò, những căng thẳng thời gian qua đã khiến tỷ lệ ủng hộ ông M.Vall giảm xuống mức thấp kỷ lục (24%) trong suốt thời gian ông lên nắm quyền. 
Thế nhưng nếu “chiều lòng” người lao động, chính phủ cũng sẽ bị chỉ trích là “lối mòn”, là “yếu kém”. Còn nhớ, giữa những năm 90 của thế kỷ trước, nước Pháp cũng từng rơi vào tình cảnh tồi tệ khi cựu Thủ tướng Alain Juppe nhất quyết không thay đổi dự luật cải cách hưu trí. Nhưng cuối cùng ông Juppe cũng đã phải nhượng bộ sau nhiều tuần các công đoàn tổ chức đình công và biểu tình. Kết quả, ông Juppe cũng đã phải từ chức sau khi các cuộc thăm dò cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông này giảm xuống dưới 25%.
Bối cảnh hiện nay cho thấy, có lẽ thay vì tranh cãi và đối đầu với công đoàn, chính phủ Pháp sẽ phải tìm ra một giải pháp hợp lý nhất để chấm dứt cuộc biểu tình, chí ít là cho đến khi nước Pháp tổ chức xong các giải đấu thể thao lớn mang tầm cỡ thế giới. Nhưng đây chắc chắn sẽ là nhiệm vụ không dễ đối với chính phủ Pháp hiện nay.
Thanh Huyền

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.