Sau lá phiếu Brexit, kịch bản nào cho EU?

(Baonghean.vn) - Dù khó xảy ra, nhưng vẫn có khả năng các nhà làm luật của Anh phớt lờ các kết quả trưng cầu ý dân về Brexit và không bắt đầu thảo luận về cách thức vương quốc sương mù rời Liên minh châu Âu (EU). Sau đây là kịch bản sắp tới có thể xảy ra trong EU.

Ảnh minh họa: DW.
Ảnh minh họa: DW.

Quốc hội Anh, với tư cách 1 cơ quan độc lập, không buộc phải tiến hành các đàm phán theo Điều 50 của Thỏa ước Lisbon để thương thảo về sự ra đi của nước này khỏi EU. Tuy nhiên, động thái như vậy sẽ được xem là “vô tiền khoáng hậu” và giới quan sát nhận định rất khó có thể xảy ra.

Ngày 24/6, lãnh đạo các đảng phái chính trị trong Nghị viện châu Âu sẽ hội họp tại Brussels, Bỉ để thảo luận về kết quả cuộc trưng cầu. Số đông đã bày tỏ mong muốn theo đuổi việc nhanh chóng tách bạch với nước Anh trong kịch bản xấu nhất. Sẽ cần tới 1 năm để kết thúc các hợp đồng với EU và tổ chức cho Anh chính thức rút khỏi khối này.

Tuy nhiên, hiện chưa rõ sẽ mất bao lâu để khởi tạo mối quan hệ mới giữa Anh và EU. Liệu Anh sẽ là một quốc gia phi thành viên thông thường như Mỹ hoặc Saudi Arabia? Hay họ sẽ nhận vị thế đối tác đặc biệt? Hoặc nữa, liệu nước này sẽ có khả năng gia nhập Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), như Na Uy và Thụy Sỹ, với những nghĩa vụ và đặc quyền riêng?

Martin Schulz sẽ là quan chức cấp cao đầu tiên của Brussels bình luận về kết quả trưng cầu ý dân tại Anh. Ảnh: dpa.
Martin Schulz sẽ là quan chức cấp cao đầu tiên của Brussels bình luận về kết quả trưng cầu ý dân tại Anh. Ảnh: dpa.

Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz sẽ là đại diện cấp cao đầu tiên của Brussels xuất hiện trước ống kính để bình luận về kết quả trưng cầu. Trong một bài phỏng vấn trước khi ông có bài diễn văn phát biểu, Schulz cho hay ông mong các đàm phán với Vương quốc Anh sẽ sớm bắt đầu.

"Vương quốc Anh đã quyết định đi theo con đường riêng của mình. Tôi nghĩ rằng số liệu kinh tế đưa ra sáng 24/6 cho thấy đó sẽ là một hướng đi vô cùng gian nan” - Schulz nói với kênh truyền hình ZDF của Đức.

Schulz cùng 2 chủ tịch khác của các thể chế lớn nhất châu Âu - Ủy ban và Hội đồng châu Âu - cũng sẽ có cuộc gặp để tham vấn. Sau cuộc gặp này, Jean Claude Juncker, Donald Tusk và Schulz dự kiến sẽ đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Dĩ nhiên đường điện thoại giữa Brussels và các thủ đô của châu Âu sẽ luôn trong trạng thái bận rộn. Berlin và Paris đã chuẩn bị 1 bản tuyên bố chung. Ba Lan cũng có thể cùng tham gia vào bản tuyên bố này.

Tại Luxembourg, Đại hội đồng EU sẽ hội họp trong 1 cuộc họp đặc biệt. Hội đồng thường bao gồm ngoại trưởng các nước và các quan chức khác, dự kiến sẽ chuẩn bị các kết luận để đưa ra quyết định tại Hội nghị thượng đỉnh EU vào tuần sau. Các quyết định này sẽ dọn đường cho Anh và EU sau cuộc trưng cầu ý dân: Liệu sẽ là một cuộc chia tay nhanh chóng và đau khổ, một quá trình đàm phán kéo dài hay mọi thứ vẫn ở nguyên vị trí vốn có? Vì các trường hợp đặc biệt này, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cũng sẽ đích thân bay tới Luxembourg.

Ngày 25/6

Các ngoại trưởng của 6 nước ký kết Hiệp ước Rome, thành lập EU năm 1957 sẽ gặp nhau tại Berlin hoặc Brussels. Bộ trưởng các nước Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Pháp, Italy và Đức muốn tham vấn về việc điều gì sẽ xảy đến với EU khi Anh rút khỏi khối: tăng cường hợp tác thêm, hợp tác lỏng lẻo hơn hay hình thành 1 châu Âu cốt lõi mới bao gồm 6 nước này?

Ông Juncker, giống ông Cameron, đã cam kết không từ chức khi kịch bản Brexit xảy ra. Ảnh: Reuters.
Ông Juncker, giống ông Cameron, đã cam kết không từ chức khi kịch bản Brexit xảy ra. Ảnh: Reuters.

Ngày 26/6

Bộ đôi Đức-Pháp, hay còn được gọi là trái tim của châu Âu, sẽ ra mặt: Thủ tướng Angela Merkel và Tổng thống Francois Hollande muốn gặp gỡ tại Berlin hoặc Paris. Họ sẽ tìm lời giải và chuẩn bị cho cuộc gặp nguyên thủ nhà nước và chính phủ các thành viên tại Hội nghị thượng đỉnh EU.

Ngày 28 và 29/6

Hội đồng châu Âu, bao gồm người đứng đầu các nhà nước và chính phủ 28 thành viên EU, sẽ họp tại Brussels. Có thể Thủ tướng Anh Cameron sẽ không tới, hoặc chỉ xuất hiện lấy lệ khi người dân đã bỏ phiếu ra đi.

Sau đó, EU sẽ thực thi kế hoạch mà khối này đã vạch ra tại một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt hồi tháng 2: Mục tiêu về 1 “Liên minh chặt chẽ hơn bao giờ hết” sẽ bị gạch bỏ. Phúc lợi xã hội cho công dân EU sinh sống tại Anh sẽ bị cắt giảm. Và Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu, mà Anh không phải thành viên, sẽ được mở rộng theo hướng không ảnh hưởng đến trung tâm tài chính London.

Phú Bình

(Theo DW)

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.