Thụy Điển dẫn đầu cuộc đua 'không tiền mặt'

(Baonghean.vn) - Thụy Điển đang dẫn đầu trong cuộc đua hướng tới một đất nước không dùng tiền mặt khi các ngân hàng, xe buýt, các cửa hàng ven đường hay những nhà thờ ở đây chỉ chấp nhận thanh toán thẻ hoặc tài khoản ảo.

Một trung tâm mua sắm ở Stockholm. Tiền mặt chỉ chiếm một phần năm số giao dịch tại đây.
Một trung tâm mua sắm ở Stockholm. Tiền mặt chỉ chiếm 1/5 số giao dịch tại đây. Ảnh: Guardian.

Năm 1661, Stockholm Banco - tiền thân của ngân hàng trung ương Thụy Điển phát hành đồng tiền giấy đầu tiên của châu Âu nhưng hiện tại, Thụy Điển đang nỗ lực trở thành xã hội không tiền mặt, cũng giống như xu hướng của các nước Bắc Âu khác.

Xe buýt và các phương tiện giao thông công cộng ở Thụy Điển không sử dụng tiền mặt trong nhiều năm qua.

Phương tiện thanh toán phổ biến nhất ở Thụy Điển hiện tại là thẻ hoặc thanh toán qua điện thoại (thông qua các dịch vụ và ứng dụng). Ngay cả khi bạn mua những thứ nhỏ nhặt như một thanh kẹo hay một tờ báo, thì cũng rất ít cửa hàng ở đây chấp nhận tiền mặt.

Theo ngân hàng trung ương Riskbank, giao dịch bằng tiền mặt chỉ chiếm 2% các khoản thanh toán tại Thụy Điển năm ngoái, và con số này dự kiến sẽ giảm xuống còn 0,5% năm 2020. Trong các cửa hàng, tiền mặt chiếm 20% khối lượng giao dịch, trong khi mức trung bình của thế giới là 75%. Rõ ràng Thụy Điển đang tiến rất xa so với các nước khác về quá trình loại bỏ tiền mặt.

Hiện có đến 900 trên tổng số 1.600 chi nhánh ngân hàng tại Thụy Điển không giữ và nhận tiền gửi tiền mặt. ATM gần như vắng bóng. Theo giáo sư Nicklas Arvidsson, chuyên gia về hệ thống thanh toán đổi mới tại Viện công nghệ Hoàng gia Stockholm, trong khoảng 5 năm nữa, Thụy Điển sẽ là quốc gia không dùng tiền mặt.

Thụy Điển bắt đầu quá trình giảm thanh toán tiền mặt vào năm 1960, khi các ngân hàng thuyết phục nhà tuyển dụng và người lao động nhận lương qua hình thức chuyển khoản. Sau đó vào năm 1990, ngân hàng Thụy Điển bắt đầu tính phí cho séc, tạo môi trường cho thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ tăng trưởng mạnh.

Tiền giấy và tiền xu ở Thụy Điển đã dần rơi vào quên lãng. Ảnh: Guardian.
Tiền giấy và tiền xu ở Thụy Điển đã dần rơi vào quên lãng. Ảnh: Guardian.

Thẻ đang là hình thức thanh toán chính ở Thụy Điển. Giao dịch bằng thẻ ở đây nhiều gấp ba lần con số trung bình ở châu Âu. Các ứng dụng thanh toán trên di động cũng đang rất phát triển khi nhiều ngân hàng chấp nhận người dùng sử dụng ứng dụng trên smartphone để xác thực chuyển tiền từ tài khoản.

Ứng dụng được dùng phổ biến nhất hiện nay là Swish, được gần nửa dân số Thụy Điển sử dụng, với hơn 9 triệu giao dịch mỗi tháng.

Việc không sử dụng tiền mặt ở Thụy Điển là một bước tiến bộ rất lớn khi giúp quá trình thanh toán thuận tiện và an toàn hơn. Sự bảo mật giúp những mối lo mất cắp tiền không còn nữa. Tuy nhiên nó lại nảy sinh vấn đề lừa đảo, gian lận điện tử tăng gấp đôi trong thập kỷ qua. Thụy Điển vẫn đang nỗ lực cho sự an toàn của hệ thống thanh toán điện tử và hướng đến một xã hội 100% không dùng tiền mặt.

Quân Lê

(Theo Guardian)

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.