Thụy Sĩ khánh thành hầm đường sắt dài nhất thế giới sau 17 năm thi công

Hầm đường sắt dài nhất và sâu nhất thế giới, Gotthard, hôm nay 1/6 chính thức được khánh thành tại Thụy Sĩ sau 17 năm xây dựng và tiêu tốn 12,5 tỷ USD.

Đường hầm Gotthard dài 57 km (Ảnh: EPA)
Đường hầm Gotthard dài 57 km (Ảnh: EPA)

Đường hầm Gotthard dài 57 km, nối 2 thành phố Erstfeld và Bodio Thụy Sĩ và nằm dưới dãy An-pơ nối phía bắc và nam châu Âu. Hầm có 2 đường hầm đơn, mỗi hầm là một tuyến đường ray.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Ý Matteo Renzi, cùng nhiều quan chức cấp cao của Thụy Sĩ, dự kiến sẽ tham dự lễ khánh thành đường hầm.

Hầm Gotthard nằm sâu tới 2,3km dưới các ngọn núi và qua các khối đá có nhiệt độ lên tới 46 độ C. Các kỹ sư đã phải đào và phá vỡ 73 loại đá khác nhau, một số loại cứng như đá granit. Hơn 28 triệu tấn đá đã được di dời và 9 công nhân đã thiệt mạng trong quá trình xây dựng đường hầm. Khoảng 2.600 đã tham gia quá trình thiết kế và thi công đường hầm.

Thụy Sĩ nói rằng đường hầm này sẽ “cách mạng hóa” công tác vận chuyển hàng hóa ở châu Âu. Các hàng hóa hiện đang được chuyên chở bằng khoảng 1 triệu xe tải mỗi năm giờ đây sẽ được vận chuyển bằng tàu.

Hầm Gotthard sẽ nối Erstfeld và Bodio (Đồ họa: BBC)
Hầm Gotthard sẽ nối Erstfeld và Bodio (Đồ họa: BBC)

“Nó giống như là một phần bản sắc của Thụy Sĩ. Đối với chúng tôi, chinh phục An-pơ cũng giống như người Hà Lan chinh phục đại dương”, Peter Fueglistaler, giám đốc văn phòng vận tải liên bang của Thụy Sĩ, cho hay.

Dự án, tiêu tốn hơn 12 tỷ USD, đã nhận được sự ủng hộ của cử tri Thụy Sĩ trong một cuộc trưng cầu dân ý năm 1992. Hai năm sau đó, các cử tri ủng hộ một đề xuất của các nhóm môi trường nhằm chuyển tất cả các tàu chở hàng chạy qua Thụy Sĩ bằng đường bộ sang đường sắt.

Khoảng 2.600 người đã tham gia thiết kế và xây đường hầm kỷ lục này (Ảnh: swissgetaway)
Khoảng 2.600 người đã tham gia thiết kế và xây đường hầm kỷ lục này (Ảnh: swissgetaway)

Giờ đây khi hoàn thành kịp tiến độ và không bị đội ngân sách, đường hầm sẽ tạo ra một kết nối quan trọng bằng đường sắt giữa Rotterdam tại Hà Lan và Genoa tại Ý. Khi đi vào hoạt động đầy đủ bắt đầu từ tháng 12 tới, thời gian di chuyển giữa Zurich và Milan sẽ giảm đi 1 giờ còn 2 giờ và 40 phút.

Khoảng chuyến 260 tàu chở hàng và 65 chuyến tàu chở khách sẽ đi qua đường hầm Gotthard mỗi ngày trong thời gian chỉ 17 phút mỗi chuyến.

Gotthard vượt qua hầm đường sắt Seikan dài 53,9 km tại Nhật Bản để trở thành hầm đường sắt dài nhất thế giới, đồng thời đẩy hầm eo biển Anh dài 50,5 km nối Anh với Pháp xuống vị trí thứ 3.

Những đường hầm dài nhất thế giới (Ảnh: SWI)
Những đường hầm dài nhất thế giới (Ảnh: SWI)
.
Theo Dantri

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.