Tổng thống Duterte sẽ chèo lái con thuyền Philippines về đâu?

(Baonghean) - Ngày 30/6, luật sư 71 tuổi Rodrigo Duterte làm lễ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 16 của nước Cộng hòa Philippines. Lịch sử hoạt động chính trị, nhân cách, đặc biệt là những tuyên bố, cam kết của ông Duterte trong quá trình vận động tranh cử đã gây xôn xao dư luận ở Philippines nói riêng, cộng đồng quốc tế nói chung.

Ông Rodrigo Duterte giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ở Philippines.	Ảnh: Borneopost.
Ông Rodrigo Duterte giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ở Philippines. Ảnh: Borneopost.

Những kỳ vọng

Luật sư 71 tuổi Duterte có tính cách khá đặc biệt và các tuyên bố, hứa hẹn, cam kết của ông trong quá trình tranh cử Tổng thống thứ 16 của Philippines đã tạo ra làn sóng dư luận nhiều chiều tại Philippines nói riêng và khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung.

Trên lĩnh vực kinh tế, nhằm trấn an các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Tổng thống Duterte vẫn tiếp tục chính sách kinh tế của người tiền nhiệm, Tổng thống Aquino. Tuy nhiên, Tổng thống Duterte và chính quyền mới đang quyết tâm nhằm làm cho nền kinh tế tăng trưởng cao hơn thông qua việc triển khai chương trình kinh tế 8 điểm. Đó là phát triển nông thôn, cải cách thuế, chống tham nhũng, cải cách giáo dục, tạo đột phá đối với ngành du lịch, xây dựng chính phủ thân thiện với doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài và triển khai nhiều dự án hợp tác công và tư nhân.

Chính quyền Tổng thống Duterte còn dự định sẽ tăng cường đầu tư vào miền Nam và các khu vực xa trung tâm, ưu tiên đầu tư vào nông nghiệp vừa đảm bảo nhu cầu trong nước, vừa tăng cường xuất khẩu hàng hóa nông sản. Đặc biệt, ông Duterte còn có tham vọng đột phá trong xây dựng cơ sở hạ tầng: hệ thống đường sắt cao tốc, mở rộng sân bay, bến cảng...

Về chính trị, xã hội và an ninh trong nước, các hứa hẹn, cam kết trong quá trình tranh cử của ông Duterte “hấp dẫn” cử tri theo cả hai chiều: háo hức mong đợi và hoài nghi. Ông Duterte cam kết sẽ tổ chức trưng cầu dân ý cho những thay đổi Hiến pháp vào năm 2019 để biến Philippines thành một nhà nước liên bang. Cùng với đó là việc xây dựng một nhà nước trong sạch, vì dân, và chính quyền mới sẽ thực hiện triệt để việc phân cấp quyền lực chính trị và kinh tế cho chính quyền địa phương.

Cam kết loại trừ tội phạm trong quá trình tranh cử của ông Duterte đã lôi cuốn sự quan tâm của người dân Philippines. Tuy nhiên đây không phải là chuyện dễ khi mà trong nhiều thập niên qua, đất nước này đang nằm trong tình trạng tội phạm hoành hành khắp nơi. Ông Duterte sẽ hối thúc Quốc hội khôi phục hình phạt tử hình bằng cách treo cổ và cho phép lực lượng an ninh, cảnh sát bắn chết tội phạm có tổ chức hoặc những kẻ chống đối sử dụng vũ lực.

Thách thức lớn nhất

Đó là lực lượng Hồi giáo nổi dậy Abu Sayyaf (ASG) và các tổ chức khủng bố ở miền Nam. Nhóm ASG cam kết trung thành với IS và quan hệ chặt chẽ với Al - Queda và nhóm chiến binh Hồi giáo Bangsamoro (BIFF). Hiện Abu Sayyaf có khoảng 300 thành viên được trang bị vũ khí và hơn 1.000 người ủng hộ tại tỉnh Basilan và Sulu.

Từ năm 1991, nhóm Hồi giáo cực đoan này đã thực hiện hàng trăm vụ bắt cóc tống tiền và tấn công bằng bom gây ra cái chết của hàng ngàn người ở miền Nam Philippines. Tại miền Trung Mindanao, nhóm chiến binh Hồi giáo Bangsamaro (BIFF), một phe ly khai của mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) có khoảng 500 chiến binh được trang bị vũ khí thường xuyên tổ chức các hoạt động khủng bố đẫm máu.

So với những người tiền nhiệm, ông Duterte vừa có bàn tay sắt, vừa có kinh nghiệm đối phó với các tổ chức khủng bố ở phía Nam. Tuy người dân Philippines đặt nhiều hy vọng về khả năng của Tổng thống Duterte trong việc đối phó với các lực lượng khủng bố ở phía Nam nhưng để giải quyết vấn đề này cần có thời gian.

Vị tổng thống mới có đáp ứng nguyện vọng của người dân Philippines thay đổi đời sống? Ảnh: Internet.
Vị tổng thống mới có đáp ứng nguyện vọng của người dân Philippines thay đổi đời sống? Ảnh: Internet.

Đường hướng đối ngoại

Có lần ông đã tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện Trung Quốc tại tòa Trọng tài Thường trực tại La Haye và nhấn mạnh Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của tòa. Ông cũng từng tuyên bố sẽ đi xuồng máy đến các đảo thuộc chủ quyền của Philippines bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép để cắm quốc kỳ của Philippines dù có phải hy sinh tính mạng.

Tuy nhiên, trong quá trình vận động tranh cử và tuyên bố khi thắng cử, ông Duterte lại tỏ ra dịu giọng với Trung Quốc, và nhiều lần nhắc đến việc chính quyền của ông sẽ mở rộng cánh cửa đối thoại để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Ông phản đối việc xung đột vũ trang với Trung Quốc và cũng không ủng hộ sử dụng công cụ pháp lý để củng cố chủ quyền của Manila.

Dư luận Philippines và quốc tế lo ngại có thể ông Duterte sẽ sẵn sàng gạt ra một bên vấn đề chủ quyền để đổi lấy các nhượng bộ về kinh tế của Bắc Kinh, lôi kéo Trung Quốc vào các dự án cơ sở hạ tầng tốn kém như: đường sắt, sân bay, bến cảng, đường cao tốc...

Đáp lại “thịnh tình” của Tổng thống thứ 16 của Philippines, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tuyên bố ông hoan nghênh các cuộc đối thoại và đàm phán để làm ấm lên quan hệ giữa hai nước.

Đối với Hoa Kỳ, ông Duterte tuyên bố sẽ không dựa vào Mỹ để đảm bảo an ninh lâu dài. Khi Tổng thống Barack Obama điện thoại cho Duterte để chúc mừng về thắng lợi bầu cử, ông đã nêu bật “cam kết chung về dân chủ, nhân quyền, pháp trị và tăng trưởng kinh tế toàn diện”. Duterte hứa hẹn với ông Obama sẽ xây đắp lợi ích chung với Mỹ, nhưng cũng nhấn mạnh là ông ưu tiên giải quyết song phương với Trung Quốc các tranh chấp trên biển Đông.

Là một người thực tế, Tổng thống Duterte có lẽ sẽ có điều chỉnh lớn trong chính sách đối với Trung Quốc theo hướng thân thiện, cầu hòa với hy vọng thu được lợi ích kinh tế lớn từ Trung Quốc, đồng thời không từ bỏ liên minh với Mỹ nhưng luôn giữ một khoảng cách nhất định. Quan hệ Philippines - Hoa Kỳ sẽ khó chặt chẽ, mặn mà như chính quyền tiền nhiệm. Nhưng dù sao thì ông Duterte đủ tỉnh táo để không đi vào vết xe đổ của bà Arroyo mà quay lưng với Mỹ.

Các điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của tân Tổng thống Philippines - Duterte, nhất là xu hướng hòa hoãn, thân thiện với Trung Quốc, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức mạnh của ASEAN, đến chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Dù muốn hay không, các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, sẽ phải điều chỉnh chính sách đối ngoại để bảo vệ lợi ích của mình.

Thiếu tướng Lê Văn Cương

(Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Bộ Công an)

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.