Xóa gần 80.000 chữ ký giả từ kiến nghị bỏ phiếu lại việc Anh rời EU

Giới chức quốc hội Anh đã loại bỏ khoảng 77.000 chữ ký giả từ bản kiến ​​nghị trực tuyến kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý mới.

xoa-gan-80000-chu-ky-gia-tu-kien-nghi-bo-phieu-lai-viec-anh-roi-eu

Số chữ ký bản kiến nghị thu được tính đến 7h40 giờ Việt Nam. Ảnh chụp màn hình

"Chúng tôi đang điều tra những cáo buộc về việc sử dụng gian lận trang web kiến nghị. Những chữ ký bị phát hiện là giả sẽ bị xóa", Hạ viện Anh thông báo trên Twitter. 

Người viết bản kiến ​​nghị, William Oliver Healey, cho rằng chính phủ cần tổ chức lại trưng cầu dân ý vì tỷ lệ bỏ phiếu chiến thắng chưa vượt quá 60% và tỷ lệ người đi bầu dưới 75%. Trong cuộc trưng cầu dân ý tại Anh hôm 23/6, 17,4 triệu người (51.9%) đã bỏ phiếu rời khỏi EU, so với 16,1 triệu người (48,1%) chọn ở lại, với tỷ lệ người đi bầu 72,2%, theo Ủy ban Bầu cử Anh.

Theo Telegraph, có số lượng chữ ký đáng ngờ đến từ những nơi bên ngoài Anh - trong một số trường hợp còn nhiều hơn tổng dân số của họ. Khoảng 39.411 cư dân Thành Vatican dường như đã ký tên vào sáng hôm qua, mặc dù dân số ở đây chỉ có 800 người. Tại Triều Tiên, một trong những nước có ít kết nối Internet nhất thế giới lại có những 23.778 người bày tỏ sự thất vọng trên mạng về quyết định Anh rời EU.

Nhìn chung, điều không rõ ràng là liệu kết quả được ghi nhận có phản ánh chính xác nơi mà từ đó chữ ký đã được thêm vào hay không. Người sử dụng Internet có thể đơn giản giấu địa điểm thật sự của họ bằng cách sử dụng phần mềm giấu địa chỉ IP. Họ cũng có thể sử dụng mã đặc biệt để tạo chữ ký giả tự động.

Dữ liệu web cho thấy số lượng chữ ký từ IP tại Anh nhảy từ mức 365.483 lúc 21h21 giờ địa phương đến mức 2,4 triệu lúc 23:01 ngày 25/6.

Tin tặc trên diễn đàn trực tuyến 4Chan đã khoe khoang rằng họ tham gia vào "trò chơi khăm" này. Nếu đúng vậy thì việc này sẽ làm dấy lên lo ngại nghiêm trọng về an ninh mạng của chính phủ, trong khi giảm nhẹ tính chính đáng của các kiến ​​nghị trong tương lai.

Một phát ngôn viên của Ủy ban Kiến nghị Anh đã bác bỏ bất kỳ bằng chứng nào về việc bị tấn công mạng, nhưng thừa nhận trang web trong vài ngày qua đã đón lượng truy cập chưa từng thấy.

"Sự tăng rõ rệt số lượng chữ ký trong khoảng thời gian ngắn chỉ đơn giản chỉ là do kết quả đến lúc đó mới được cập nhật", bà nói.

"Trang web kiến ​​nghị không bị tấn công, và không có sự thao túng dữ liệu đằng sau hậu trường. Những chữ ký gian lận đã, đang và sẽ tiếp tục bị loại bỏ, để đảm bảo tính liêm chính của trang web".

Theo VNE

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.