10 dấu mốc lớn trong cuộc đời Donald Trump

Lần phá sản đầu tiên hay thời khắc chính thức trở thành ứng viên đại diện đảng Cộng hòa chạy đua vào Nhà Trắng đều là những dấu mốc đáng nhớ trong cuộc đời Donald Trump.

Ngày 14/6/1946, Donald Trump chào đời tại thành phố Queens, New York, là con thứ 4 trong gia đình. Cha Donald Trump, ông Fred, là một nhà đầu tư bất động sản giàu có. Mẹ Donald Trump đến từ Scotland.  Vì tính cách hiếu động và ngang bướng, cậu bé Trump bị cha gửi đến học tại một trường quân sự nội trú rồi tốt nghiệp Trường Kinh tế Wharton, Đại học Pennsylvania, vào năm 1968. Ông sau đó tham gia công việc kinh doanh của gia đình. Ảnh: Facebook
Ngày 14/6/1946, Donald Trump chào đời tại thành phố Queens, New York, là con thứ 4 trong gia đình. Cha Donald Trump, ông Fred, là một nhà đầu tư bất động sản giàu có. Mẹ Donald Trump đến từ Scotland. Vì tính cách hiếu động và ngang bướng, cậu bé Trump bị cha gửi đến học tại một trường quân sự nội trú rồi tốt nghiệp Trường Kinh tế Wharton, Đại học Pennsylvania, vào năm 1968. Ông sau đó tham gia công việc kinh doanh của gia đình. Ảnh: Facebook
Không để tâm tới thị trường ở thành phố Queens, Donald Trump nhắm tới miếng bánh lớn hơn là khu Manhattan. Năm 1978, giao dịch có giá trị lớn đầu tiên của Trump tại đây trở thành hiện thực, một phần nhờ các mối quan hệ chính trị cũng như khoản vay một triệu USD từ công ty của ông Fred Trump.  Trump mua lại khách sạn bỏ hoang Commodore gần nhà ga trung tâm Manhattan và cải tạo lại thành khách sạn Grand Hyatt New York. Công trình khai trương trở lại vào năm 1980.  Đến năm 1983, tòa tháp Trump, biểu tượng cho sự giàu có và uy quyền của đế chế Trump, cũng hoàn thành.  Trong ảnh, Donald Trump (trái) năm 1976 đứng cạnh Alfred Eisenpreis, nhà quản trị phát triển kinh tế New York, bên bức phác thảo dự án cải tạo khách sạn Commodore. Ảnh: CNN
Không để tâm tới thị trường ở thành phố Queens, Donald Trump nhắm tới miếng bánh lớn hơn là khu Manhattan. Năm 1978, giao dịch có giá trị lớn đầu tiên của Trump tại đây trở thành hiện thực, một phần nhờ các mối quan hệ chính trị cũng như khoản vay một triệu USD từ công ty của ông Fred Trump. Trump mua lại khách sạn bỏ hoang Commodore gần nhà ga trung tâm Manhattan và cải tạo lại thành khách sạn Grand Hyatt New York. Công trình khai trương trở lại vào năm 1980. Đến năm 1983, tòa tháp Trump, biểu tượng cho sự giàu có và uy quyền của đế chế Trump, cũng hoàn thành. Trong ảnh, Donald Trump (trái) năm 1976 đứng cạnh Alfred Eisenpreis, nhà quản trị phát triển kinh tế New York, bên bức phác thảo dự án cải tạo khách sạn Commodore. Ảnh: CNN
Ngày 22/10/1987, Trump có bài phát biểu tại Câu lạc bộ Rotary ở thành phố Portsmouth, bang New Hampshire, đặt ra các câu hỏi về việc vì sao Mỹ lại cung cấp hỗ trợ quân sự cho các đồng minh giàu mạnh như Nhật Bản hay Arab Saudi. Giới quan sát đánh giá đây là khởi đầu cho hàng thập kỷ dạo chơi với chính trị của Donald Trump. Ảnh:Politico
Ngày 22/10/1987, Trump có bài phát biểu tại Câu lạc bộ Rotary ở thành phố Portsmouth, bang New Hampshire, đặt ra các câu hỏi về việc vì sao Mỹ lại cung cấp hỗ trợ quân sự cho các đồng minh giàu mạnh như Nhật Bản hay Arab Saudi. Giới quan sát đánh giá đây là khởi đầu cho hàng thập kỷ dạo chơi với chính trị của Donald Trump. Ảnh:Politico
Tháng 10/1987, Trump xuất bản cuốn hồi ký mang tên
Tháng 10/1987, Trump xuất bản cuốn hồi ký mang tên "The Art of the Deal", tạm dịch "Nghệ thuật Đàm phán". Cuốn sách đã góp phần xây dựng cho ông danh tiếng một doanh nhân đầy bản lĩnh và khôn ngoan. Nó lọt vào danh sách những tác phẩm bán chạy nhất do New York Times thống kê và bình chọn trong suốt 48 tuần. Hơn một triệu cuốn sách đã được bán. Ảnh: SBS
Năm 1991, Trump lần đầu tiên nộp đơn xin phá sản vì kinh doanh thua lỗ tại sòng bài tỷ đô Trump Taj Mahal ở thành phố Atlantic, chỉ một năm sau khi khai trương. Nhằm cứu vãn tình hình, ông bán đi chiếc du thuyền Trump Princess và hãng hàng không Trump Shuttle. Ngoài ra, ông cũng phải nhượng lại một nửa cổ phần tại Trump Taj Mahal.
Năm 1991, Trump lần đầu tiên nộp đơn xin phá sản vì kinh doanh thua lỗ tại sòng bài tỷ đô Trump Taj Mahal ở thành phố Atlantic, chỉ một năm sau khi khai trương. Nhằm cứu vãn tình hình, ông bán đi chiếc du thuyền Trump Princess và hãng hàng không Trump Shuttle. Ngoài ra, ông cũng phải nhượng lại một nửa cổ phần tại Trump Taj Mahal.
Ngày 8/1/2004, ông Trump lần đầu tiên ra mắt với tư cách ngôi sao trong chương trình truyền hình thực tế
Ngày 8/1/2004, ông Trump lần đầu tiên ra mắt với tư cách ngôi sao trong chương trình truyền hình thực tế "Người Tập sự" (The Apprentice). Chương trình khắc họa chân dung một Donald Trump rất đời thường và đầy nhạy bén trước các cơ hội kinh doanh. Qua đó, thế hệ trẻ ở Mỹ biết đến ông nhiều hơn. Trong ảnh, ông Trump xuất hiện trong chương trình, ngồi trên chiếc ghế quyền lực quen thuộc. Ảnh: New York Times
Ngày 16/6/2015, Trump chính thức tuyên bố quyết định chạy đua vào Nhà Trắng. Ảnh: National Journal
Ngày 16/6/2015, Trump chính thức tuyên bố quyết định chạy đua vào Nhà Trắng. Ảnh: National Journal
Ngày 1/3/2016, ông bước qua mùa bỏ phiếu sơ bộ với thế thắng như vũ bão, loại bỏ gần như tất cả các đối thủ cùng đảng nhưng gây thất vọng cho tầng lớp lao động và trung lưu da trắng ở Mỹ với một bài phát biểu thiếu tính xây dựng và đầy cao ngạo.  Trong ảnh, ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump xuất hiện tại phiên tranh luận của đảng Cộng hòa ngày 10/3. Ảnh:Reuters
Ngày 1/3/2016, ông bước qua mùa bỏ phiếu sơ bộ với thế thắng như vũ bão, loại bỏ gần như tất cả các đối thủ cùng đảng nhưng gây thất vọng cho tầng lớp lao động và trung lưu da trắng ở Mỹ với một bài phát biểu thiếu tính xây dựng và đầy cao ngạo. Trong ảnh, ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump xuất hiện tại phiên tranh luận của đảng Cộng hòa ngày 10/3. Ảnh:Reuters
Ngày 3/5/2016, ông Trump trở thành ứng viên còn lại duy nhất của đảng Cộng hòa trên đường đua vào Nhà Trắng bởi thượng nghị sĩ Ted Cruz tuyên bố ngừng chiến dịch tranh cử sau thất bại tại cuộc bỏ phiếu sơ bộ bang Indiana.
Ngày 3/5/2016, ông Trump trở thành ứng viên còn lại duy nhất của đảng Cộng hòa trên đường đua vào Nhà Trắng bởi thượng nghị sĩ Ted Cruz tuyên bố ngừng chiến dịch tranh cử sau thất bại tại cuộc bỏ phiếu sơ bộ bang Indiana. "Chúng ta sẽ giành chiến thắng vào tháng 11 tới đây, chúng ta sẽ thắng lớn", nhà tài phiệt New York nói trước những người ủng hộ tập trung bên ngoài tòa tháp Trump. Ảnh: Washington Post
Ngày 21/7/2016, đảng Cộng hòa chính thức bầu Donald Trump làm ứng viên đại diện tranh cử tổng thống Mỹ. Ảnh:New York Times
Ngày 21/7/2016, đảng Cộng hòa chính thức bầu Donald Trump làm ứng viên đại diện tranh cử tổng thống Mỹ. Ảnh:New York Times

Theo VNE

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.