Đài Loan lên tiếng về kết luận Formosa gây cá chết hàng loạt ở Việt Nam

Đài Loan chỉ đạo cơ quan đại diện ở Việt Nam chủ động phối hợp giải quyết sự cố cá chết hàng loạt do công ty Formosa gây ra ở miền Trung Việt Nam.

Ông Trần Nguyên Thành - Chủ tịch Hội đồng quản trị Formosa (áo đen) cùng 6 đại diện khác cúi đầu xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam.

Ông Trần Nguyên Thành - Chủ tịch Hội đồng quản trị Formosa (áo đen) cùng 6 đại diện khác cúi đầu xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam. 

"Đài Loan trước sau luôn coi trọng việc bảo vệ môi trường. Chúng tôi kêu gọi các doanh nghiệp Đài Loan tuân thủ luật bảo vệ môi trường của nước sở tại, dũng cảm thừa nhận trách nhiệm, tránh làm ảnh hưởng tới hình ảnh Đài Loan, thậm chí ảnh hưởng quan hệ ngoại giao", thông tấn xã Đài Loan CNA tối qua dẫn cơ quan ngoại giao Đài Loan cho biết sau khi Việt Nam xác định Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh là thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt dọc 4 tỉnh miền Trung Việt Nam từ tháng 4.

Cơ quan đại diện chính quyền Đài Loan tại Việt Nam đã nhận được chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với Hà Nội để nhanh chóng "giải quyết vấn đề".

Cơ quan ngoại giao Đài Loan cho biết vụ Foromosa xả thải gây chết cá ở miền Trung Việt Nam là "sự kiện riêng lẻ", đề nghị Việt Nam có biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Đài Loan cũng như an toàn về tài sản và con người.

Hồi giữa tháng các nghị sĩ Đài Loan đã kêu gọi chính quyền vào cuộc điều tra và nhấn mạnh việc cá chết hàng loạt có thể gây nguy hại cho chính sách khuyến khích đầu tư vào khu vực Đông Nam Á.

Chiều 29/6, bảy đại diện của Formosa hai lần gập người xin lỗi nhân dân Việt Nam, thừa nhận công ty gây ra thảm họa môi trường tại 4 tỉnh miền Trung.

Thay mặt hơn 6.300 cán bộ, nhân viên, ông Trần Nguyên Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đọc bản xin lỗi dài gần 7 phút. 

Hiện tượng cá chết xuất hiện vào ngày 6/4 gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan ra các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Khoảng 70 tấn cá tự nhiên của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế chết dạt bờ, chủ yếu là loài sống ở tầng đáy. Riêng Thừa Thiên - Huế có 35 tấn cá nuôi bị chết. Ngư dân 4 tỉnh lao đao vì cá biển không tiêu thụ được, hoặc bán với giá rẻ, không đủ bù chi phí đánh bắt.

Đây là sự cố môi trường lớn nhất xảy ra ở Việt Nam. Formosa cam kết bồi thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam với tổng số tiền tương đương trên 11.500 tỷ đồng (500 triệu USD).

Theo VNE

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.