Hillary Clinton: 'Bông hồng thép' trên chính trường Mỹ

(Baonghean) - Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ Mỹ đã lựa chọn cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton làm ứng cử viên Tổng thống. Chiến thắng trong cuộc tranh cử lần này không chỉ khiến bà Clinton đi vào lịch sử nước Mỹ với tư cách người phụ nữ đầu tiên đại diện cho một chính đảng trở thành ứng cử viên tổng thống, mà còn giúp nước Mỹ tiếp tục theo đuổi những kế hoạch của Tổng thống Obama nhằm xây dựng hình ảnh nước Mỹ ngày càng gần gũi, thân thiện hơn.

Ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton phát biểu tại lễ bế mạc đại hội. Ảnh: AFP.
Ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton phát biểu tại lễ bế mạc đại hội toàn quốc đảng này. Ảnh: AFP.

Bà Hillary, tên khai sinh là Hillary Diane Rodham, sinh năm 1947 trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu tại thành phố Chicago (bang Illinois, Mỹ). Cha của bà, Hugh Ellsworth Rodham, công dân Mỹ có gốc gác xứ Wales (Liên hiệp Vương quốc Anh), từng làm chủ cơ sở sản xuất, thiết kế và kinh doanh ra trải giường. Trong khi đó, mẹ Hillary, bà Dorothy Emma Howell mang cả dòng máu Anh, Scotland, xứ Wales lẫn Canada.

Thuở nhỏ, Hillary theo học tại Trường trung học Maine South, là lớp trưởng, thành viên hội đồng học sinh, đội hùng biện và cũng là thành viên Hiệp hội Danh dự Quốc gia. Với tính cách sôi nổi, ham tìm tòi, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Hillary đã được trao giải Nhất khoa học xã hội của trường.

Hillary Rodham làm quen với chính trường vào năm 1964, khi 16 tuổi, tham gia ủng hộ cuộc vận động tranh cử tổng thống của Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Barry Goldwater. Cha mẹ bà khuyến khích con gái theo đuổi nghề nghiệp mà bà muốn chọn. Quan điểm chính trị ban đầu của Hillary được định hình bởi giáo viên lịch sử tại trường trung học và mục sư của bà; Hillary cũng có cơ hội gặp lãnh tụ Phong trào Dân quyền, mục sư Martin Luther King tại Chicago năm 1962.

Dù rằng rất ngưỡng mộ Mục sư Martin Luther King - một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử phong trào bất bạo động, nhà kiến tạo hoà bình, nhưng vốn xuất thân từ gia đình bảo thủ truyền thống, Hillary Diane Rodham hồi đó vẫn là một thành viên của Đảng Cộng hòa. Nhưng sau vụ ám sát Martin Luther King năm 1968, quan điểm chính trị của Hillary ngày càng thiên về khuynh hướng tự do và bà quyết định gia nhập Đảng Dân chủ vào cùng năm đó.

Trước khi tham gia vào chính trường Mỹ, Hillary Clinton được biết đến với tư cách luật sư làm việc cho Quỹ bảo vệ trẻ em tại Cambridge, tiểu bang Massachusetts với những việc làm thiện nguyện, gồm nghiên cứu những vấn đề của người nhập cư như nhà ở, vệ sinh, sức khoẻ và giáo dục; công trình nghiên cứu các trường hợp lạm dụng trẻ em ở Bệnh viện New Haven; cung ứng dịch vụ pháp lý miễn phí cho dân nghèo...

Hillary Rodham và Bill Clinton gặp nhau tại Đại học Yale khi cả 2 là sinh viên ở đây. Năm 1975, 2 người kết hôn và chuyển về bang Arkansas sinh sống. Năm 1993, khi Bill Clinton tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 42 của Mỹ, bà trở thành đệ nhất phu nhân.

Suốt quãng thời gian này, bên cạnh theo đuổi đam mê làm việc tại công ty luật, Hillary Clinton luôn là hậu phương vững chắc cho chồng dù rằng đây được xem là quãng thời gian vô cùng khó khăn. Ngay cả khi chồng bà bị “cảm nắng” bởi sự trẻ trung của thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky, Hillary vẫn chọn cách tha thứ. Với cách vượt qua khó khăn ấy bằng sự bao dung ấy, Hillary Clinton ngày càng được người dân Mỹ hết lòng ủng hộ và yêu mến.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và bà Hillary Clinton cùng xuất hiện trong buổi vận động tranh cử tại thành phố Charlotte, bang Bắc Carolina ngày 5/7. Ảnh: Washington Post.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và bà Hillary Clinton cùng xuất hiện trong buổi vận động tranh cử tại thành phố Charlotte, bang Bắc Carolina ngày 5/7. Ảnh: Washington Post.

Sau 8 năm đứng bên chồng trong vai trò đệ nhất phu nhân, bà bắt đầu thoát khỏi cái bóng quá lớn của Bill bằng việc chiến thắng áp đảo trong cuộc đua chiến ghế Thượng nghị sỹ New York (55%/43% số phiếu bầu so với đối thủ Rick Lazio của Đảng Cộng hòa).

Năm 2006, bà tái đắc cử sau khi đánh bại đối thủ Đảng Cộng hòa John Spencer trong cuộc đua được xem là tốn kém nhất (36 triệu USD). 2 năm sau, Hillary Clinton bắt đầu tham gia chiến dịch tranh cử ứng cử viên tổng thống lần thứ nhất. Mặc dù liên tiếp dẫn trước đối thủ trong những ngày đầu tiên, tuy nhiên đến những vòng đấu cuối cùng bà chịu thất bại trước ứng cử viên da màu Barack Obama. Sau đó bà nhờ có sự ủng hộ chính bản thân bà và đông đảo cử tri, Barack Obama giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống và giữ vị trí ông chủ Nhà Trắng cho đến ngày hôm nay.

Ứng viên tổng thống Dân chủ Hillary Clinton và chồng là cựu Tổng thống Bill Clinton. (Ảnh: AP)
Ứng viên tổng thống Dân chủ Hillary Clinton và chồng là cựu Tổng thống Bill Clinton. (Ảnh: AP)

Dưới sự lãnh đạo của Barack Obama, Hillary Clinton được giao trọng trách Ngoại trưởng Mỹ. Với tính cách mạnh mẽ nhưng cũng giàu lòng trắc ẩn, bà Hillary Clinton đã đạt được những thành công lớn trên cương vị Ngoại trưởng khi phục hồi sức mạnh và sự tín nhiệm đối với sứ mệnh toàn cầu của Mỹ thông qua những hoạt động ngoại giao con thoi. Năm 2013, Hillary từ chức Ngoại trưởng Mỹ để dành tâm huyết khởi động chiến dịch tranh cử giành tấm vé đại diện cho đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016.

Trở lại với cuộc đua trong Đảng Dân chủ, ngày 12/4/2015, Hillary Clinton chính thức tuyên bố tranh cử tổng thống trong cuộc tuyển cử năm 2016. Chiến dịch tranh cử đã được chuẩn bị kỹ càng từ mạng lưới quyên góp tài chính rộng lớn, những nhà điều phối nhiều kinh nghiệm, các ủy ban hành động chính trị như Ready for Hillary và Priorities USA Action. Bên cạnh đó là những chủ đề được đông đảo cử tri quan tâm như nâng cao lợi tức của giới trung lưu, phổ cập nhà trẻ và trường mẫu giáo, tạo điều kiện vào đại học ủng hộ chương trình Obamacare (Luật Bảo vệ bệnh nhân và Chăm sóc y tế giá phải chăng)...

Với những chính sách thiết thực ủng hộ tầng lớp thấp kém hơn trong xã hội Mỹ, Hillary Clinton đã giành chiến thắng với 2.740 phiếu bầu trong khi đối thủ của bà, ông Bernie Sanders chỉ được 1.824 phiếu. Và trong kỳ Đại hội Đảng Dân chủ vừa kết thúc ngày 29/7, Hillary Clinton đã chính thức nhận đề cử trong cuộc đua trở thành chủ nhân Nhà Trắng trong cuộc bầu cử vào ngày 8/11 tới với ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump.

Song hành cùng cuộc đua đến Nhà Trắng với bà Hillary là nhà tài phiệt Donald Trump.
Song hành cùng cuộc đua đến Nhà Trắng với bà Hillary là nhà tài phiệt Donald Trump.

Mặc dù con đường đến với Nhà Trắng vẫn còn nhiều chông gai và chỉ có thể được quyết định sau khi những lá phiếu được kiểm, tuy nhiên cho đến lúc này có thể nhận định cơ hội của Hillary Clinton là rất lớn. Từng giữ những cương vị quan trọng như Thượng nghị sỹ bang New York, nguyên Đệ nhất Phu nhân Mỹ (1993-2001) và cựu Ngoại trưởng Mỹ (2009-2013) dưới chính quyền Tổng thống Obama cho thấy bề dày kinh nghiệm chính trường của bà.

Bà Hillary cũng đang có được lợi thế của đảng Dân chủ khi tình hình kinh tế Mỹ khả quan hơn và tỷ lệ tín nhiệm Tổng thống Obama đạt 51% - mức cao nhất trong vòng hơn 3 năm qua và bà lại được chính đương kim Tổng thống ủng hộ. Bên cạnh đó là những chính sách hướng đến tầng lớp trung lưu, người nghèo, người nhập cư, quan tâm đến tín ngưỡng tôn giáo..., những người chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số Mỹ.

Và quan trọng hơn, nếu bà chiến thắng thì những kế hoạch, thành tựu mà đương kim Tổng thống đã làm được tiếp tục phát triển. Tất cả những lý do là lợi thế lớn của “bông hồng thép” so với ứng cử viên Donald Trump - người vốn bị xem là một nhân vật bảo thủ khét tiếng và chưa có bất cứ kinh nghiệm nào trên chính trường. Rất có thể lịch sử nước Mỹ sẽ ghi danh nữ Tổng thống đầu tiên mang tên Hillary Clinton./.

Cảnh Nam

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.