Michael Bloomberg: 'Bỏ đại học đi, hãy làm thợ ống nước'

(Baonghean.vn) - Tiếp tục học học đại học, học trường nào hay học nghề...? Trước những băn khoăn của các bạn trẻ, có lẽ Michael Bloomberg - tỷ phú người Mỹ nổi tiếng với câu nói “Bỏ đại học đi, hãy làm thợ ống nước” có thể đưa ra một hướng đi khi cho rằng giảng đường không phải là tất cả.

Michael
Tỷ phú Michael Bloomberg nổi tiếng với câu nói 'Bỏ đại học đi, hãy làm thợ ống nước'. Ảnh: Internet

Con đường không bằng phẳng

Michael Bloomberg sinh năm 1942 trong một gia đình trung lưu tại bang Massachusetts (Mỹ). Ông tốt nghiệp Đại học Johns Hopkins chuyên ngành kỹ thuật điện, sau đó lấy bằng MBA tại Đại học Harvard. 

Suốt thời gian đại học, Bloomberg phải làm nhân viên trông xe để lấy tiền chi trả học phí.

Sau khi tốt nghiệp Bloomberg bắt đầu làm việc tại bộ phận két sắt của Salomon Brothers New York - một hãng dịch vụ tài chính với mức lương khởi điểm chỉ là 9.000 USD/năm.

Bằng nhiều nỗ lực, đến năm 1972, Bloomberg trở thành nhân viên giao dịch trái phiếu và còn là cổ đông tại đây.

Năm 1979, CEO Salomon Brothers - John Gutfreund đề nghị Bloomberg rời vị trí này để chuyển sang lãnh đạo mảng hệ thống máy tính mới thành lập nhưng thực chất là giáng chức.

Năm 1981, Salomon Brothers tuyên bố sẽ trở thành công ty đại chúng sau khi sáp nhập với hãng giao dịch hàng hóa đã niêm yết - Phibro Corporation. Tuy nhiên, Bloomberg lại bị yêu cầu rời khỏi công ty với 10 triệu USD.

Với số tiền đền bù sau khi rời khỏi Salomon Brothers, ông đã dùng 4 triệu USD để cùng 4 người khác phát triển một hệ thống máy tính với mục đích cung cấp thông tin, số liệu cho các trader trên thị trường chứng khoán.

Công ty của ông ban đầu có tên Innovative Market Solutions. Năm 1982, Merrill Lynch đã trở thành khách hàng đầu tiên của Bloomberg khi đặt hàng 22 chương trình MarketMaster.

Họ còn chi 30 triệu USD để mua 30% cổ phần trong Innovative Market Solutions. Vào thập niên 80, nhờ những chính sách linh hoạt công ty của Bloomberg bước vào gian đoạn phát triển rực rõ và ông chính thức ghi tên mình vào danh sách những người giàu nhất nước Mỹ.

Năm 1986, Bloomberg đổi tên công ty sang tên của ông. Tại thời điểm đó, Bloomberg được định giá 2 tỷ USD chỉ sau 8 năm thành lập. Ngày nay, công ty có văn phòng trên khắp thế giới và hoạt động tại hàng chục thị trường. Số thuê bao sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin tài chính đã lên tới hơn hàng trăm nghìn.

Năm 2001, Bloomberg quyết định lấn sân sang lĩnh vực chính trị bằng việc chạy đua vào chức Thị trưởng thành phố New York với tư cách là Đảng viên Đảng Cộng hòa.

Ông bắt đầu nhiệm kỳ năm 2002 và giúp New York tái thiết sau vụ khủng bố 11/9. Ông chỉ nhận mức lương tượng trưng 1 USD/năm cho chức Thị trưởng.

Sau 3 nhiệm kỳ giữ chức thị trưởng ông quyết định rời khỏi chính trường và năm 2013 và chỉ 1 năm sau khi rời khỏi bàn làm việc, Bloomberg trở lại với vai trò CEO của Bloomberg LP. Bloomberg.

Với tài sản lên tới hơn hơn 40 tỷ USD (Forbes công bố vào tháng 3/2016), hiện nay ông là người giàu thứ 8 trên thế giới.

Michael Bloomberg
Ông Michael Bloomberg hiện là người giàu thứ 8 trên thế giới. Ảnh: Internet

Chia sẻ về bí quyết thành công, ông cho rằng, bạn phải biết chấp nhận rủi ro. Bên cạnh đó là sự kiên trì và bền bỉ:

“Khi bắt đầu công ty của riêng mình, mỗi sáng tôi đều đi vào trung tâm thành phố, mua một tách cà phê, mang đến toà nhà Merrill Lynch và tiếp cận “mục tiêu”. Và tôi đã tìm được khách hàng đầu tiên sau 3 năm”...

Bên cạnh sự nổi tiếng về khối tài sản khổng lồ, Michael còn được biết đến là một con người có đóng góp lớn cho công tác từ thiện, nhân đạo.

Với khối tài sản 40 tỷ USD, ông đã đóng góp hàng tỷ USD cho các quỹ về sức khỏe cộng đồng, môi trường, nghệ thuật và giáo dục.

'Làm thợ ống nước cũng tuyệt'

Trong buổi họp thường niên của các công ty dịch vụ tài chính hàng đầu tại Mỹ, tỷ phú cho biết: "Ngày nay, nếu còn bạn đắn đo giữa vào đại học hay đi làm thợ, bạn sẽ phải cân nhắc rất nhiều. Nếu cậu bé không thể vào được trường tốt, không có khả năng về học thuật, nhưng lại rất nhanh nhạy khi tiếp xúc với mọi người hoặc có kỹ năng đại loại như vậy, làm thợ ống nước sẽ là công việc tuyệt vời”.

Tất nhiên sẽ không ít người có ý kiến về việc này, bởi Michael Bloomberg đã từng theo học những ngôi trường danh tiếng bậc nhất nước Mỹ.

Nhưng nếu suy xét một cách logic, hẳn chúng ta dễ nhận thấy ngay cả sau khi sở hữu một tấm bằng đại học, bạn vẫn không dễ để tìm được việc làm. Trong khi đó, lĩnh vực lao động thủ công lại có rất nhiều sự lựa chọn, chẳng hạn như “làm thợ ống nước” như lời Michael Bloomberg từng nói.

Cảnh Nam

(Tổng hợp)

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.