Bộ 3 Đức, Pháp, Italy họp bàn giải pháp 'hậu Brexit'

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Italy Matteo Renzi cùng hai người đồng cấp là Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm nay (22/8) tiến hành cuộc họp 3 bên bàn về tương lai của châu Âu, sau quyết định của Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, còn gọi là Brexit.

Làm gì để phát triển Liên minh châu Âu hậu Brexit là một trong những chủ đề chính của cuộc họp 3 bên Đức, Pháp, Italy diễn ra trong ngày 22/8. (Nguồn: European Pressphoto Agency)
Làm gì để phát triển Liên minh châu Âu hậu Brexit là một trong những chủ đề chính của cuộc họp 3 bên Đức, Pháp, Italy diễn ra trong ngày 22/8. Ảnh: European Pressphoto Agency

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande cùng tham dự cuộc họp với Thủ tướng Italy Matteo Renzi trên một hòn đảo ngoài khơi thành phố Napoli, trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh EU vào tháng 9 tới đây.

Mục đích của cuộc họp là thảo luận về những hậu quả của “Brexit” và làm thế nào để định hình tương lai của châu Âu thời gian tới đây.

“Chúng tôi sẽ thảo luận làm thế nào để tái khởi động châu Âu sau sự việc chưa từng có là Brexit, đây là một nhu cầu quá bức thiết”, Thủ tướng Renzi cho biết.

Ba nhà lãnh đạo hiện đang có những quan điểm khác nhau về cách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Liên minh châu Âu (EU). Cả ba cũng chia sẻ quan điểm khác nhau về việc mở rộng liên minh.

Trong khi Thủ tướng Đức Angela Merkel có khả năng sẽ tiến hành một chính sách “bảo toàn lực lượng” trong việc tăng cường quan hệ giữa 27 thành viên hiện có, thì Italy lại rất quan tâm đến việc mở rộng khối.

Tuy nhiên theo một nhà ngoại giao của Liên minh châu Âu: “Mục tiêu trước mắt của EU đó là phải duy trì dược những gì đã có và ngăn chặn một sự tan rã của khối 27 nước thành viên”.

Liên minh châu Âu hiện đang phải đối mặt với nguy cơ của một cuộc trưng cầu dân ý khác ở Hà Lan, rất có thể sẽ kéo theo sự việc tương tự ở nhiều nước khác.

Về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Đức vẫn đang phản đối bất kỳ nỗ lực nào để chống lại những biện pháp nhằm hạn chế thâm hụt và nợ công hiện có. Trong khi đó, Pháp và Italy - những quốc gia đang gặp chồng chất khó khăn để đạt được những con số tăng trưởng, lại đang kêu gọi các biện pháp nới rộng và giảm chính sách kinh tế khắc khổ.

Những chủ đề khác sẽ được thảo luận là chính sách hiện hành của Liên minh châu Âu về nhập cư. Chính sách này hiện đang cấp phải sự phản đối của Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người đang kêu gọi một cuộc trưng cầu về việc có nên chấp nhận bất kỳ hạn ngạch nào cho các nước thành viên để giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư EU trong tương lai.

Ba nhà lãnh đạo cũng sẽ thảo luận về các hoạt động của hải quân ở Địa Trung Hải, nhằm giải quyết những vấn đề buôn người, di cư, giúp thực thi lệnh cấm vận vũ khí đối với Libya cũng như đào tạo nhân lực bảo vệ bờ biển Libya.

Khang Duy

(Theo Sputnik)

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.