Trump hứng đòn vì lập trường nhập cư bất nhất

Lập trường thiếu nhất quán của Donald Trump trước vấn đề nhập cư đang khiến ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa này hứng bão chỉ trích từ mọi hướng.

Ứng viên tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa Donald Trump. Ảnh: AP
Ứng viên tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa Donald Trump. Ảnh: AP

Suốt 15 tháng vận động tranh cử, dù dao động trong nhiều vấn đề, Donald Trump vẫn thể hiện lập trường đơn giản và cứng rắn về nhập cư: Nếu được bầu làm tổng thống, ông sẽ thành lập một lực lượng trục xuất, vây bắt những người đang cư trú bất hợp pháp ở Mỹ và gửi trả họ về nước.

Cam kết trên là điểm trọng tâm giúp ông lôi kéo các cử tri có quan điểm bảo thủ. Nhưng giờ đây, Trump dường như sẵn sàng thỏa hiệp.

Tỷ phú Mỹ đã đối mặt với sự giận dữ xen lẫn hoang mang từ hàng loạt nhóm chính trị khác nhau sau khi tỏ ý trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Fox News hôm 24/8 rằng ông sẵn sàng chấp nhận để một số người nhập cư lậu sống hợp pháp tại Mỹ với điều kiện họ phải trả tiền thuế còn nợ, theo New York Times.

Hạ giọng

Những phát biểu Trump đưa ra giống một cách đáng kinh ngạc với lập trường của cựu thống đốc Jeb Bush và thượng nghị sĩ Marco Rubio đến từ bang Florida, những ứng viên đảng Cộng hòa bị ông loại bỏ trong vòng bầu cử sơ bộ bằng các đòn công kích dữ dội nói rằng họ quá mềm yếu về vấn đề nhập cư, bình luận viên Maggie Haberman và Michael D.Shear nhận định.

Ý tưởng mới nhất mà Trump nêu lên cũng có nhiều điểm tương đồng với cách tiếp cận của Tổng thống Mỹ Barack Obama về vấn đề cải cách nhập cư, trong đó, kêu gọi người cư trú bất hợp pháp trả thuế còn nợ như một điều kiện để họ có thể cư trú hợp pháp tại Mỹ.

Nhà tài phiệt New York gợi ý ông sẽ chỉ trục xuất "kẻ xấu" và để những người nhập cư lậu tuân thủ luật pháp ở lại. Hồi tháng 11/2014, Tổng thống Obama cũng chỉ đạo Bộ An ninh Nội địa ưu tiên thực thi luật nhập cư đối với tội phạm bạo lực và người nhiều lần nhập cư lậu.

Giới quan sát đánh giá, đối với ông Trump, thái độ ôn hòa hơn về chính sách nhập cư có thể giúp thuyết phục một số cử tri còn do dự, đặc biệt là cử tri da trắng, rằng ông có lòng trắc ẩn đối với người Mỹ gốc Tây Ban Nha và các cộng đồng thiểu số khác.

"Ông ấy cuối cùng cũng nhận ra rằng không thể thắng một cuộc bầu cử quốc gia chỉ bằng những lá phiếu từ cử tri da trắng", Whit Ayres, chuyên gia khảo sát thuộc phe Cộng hòa, từng làm việc trong ban vận động tranh cử cho ứng viên Marco Rubio, nhận xét.

Tuy nhiên, lợi ích thu về không thể bù đắp những rủi ro mà ông gây ra khi xúc phạm hàng triệu cử tri bảo thủ, những người bị thu hút trước một Donald Trump luôn kiên quyết và kịch liệt phản đối nhập cư bất hợp pháp.

"Nếu Trump thay đổi quan điểm về nhập cư hoặc cố tìm cách tái xác định chương trình ân xá dành cho người nhập cư bất hợp pháp, ông ấy sẽ đánh mất sự ủng hộ từ nền tảng cử tri chính của mình", hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Steve King từ bang Iowa, bình luận.

Trong cuộc phỏng vấn trên Fox News, Trump dường như gợi ý rằng ông sẽ để ngỏ một số con đường cho phép cư trú hợp pháp tại Mỹ, chứ không phải trở thành công dân Mỹ, đối với những người nhập cư lậu.

"Không có chuyện cấp quốc tịch. Họ phải trả tiền nợ thuế. Họ phải đóng thuế. Không có chương trình ân xá nhưng chúng ta sẽ làm việc với họ", ông nói.

Trump nhấn mạnh dù những người ủng hộ muốn "tống khứ những kẻ xấu" song ông cũng phải lắng nghe cả các cử tri với quan điểm mềm mỏng hơn.

Mập mờ

Trump nói với Sean Hannity, người dẫn chương trình của Fox News, rằng ông đã nhiều lần quay xuống các khán giả để thực hiện một cuộc khảo sát chớp nhoáng về nhập cư. Cử tri độc lập, những người ủng hộ cải cách luật nhập cư quốc gia, bày tỏ hoang mang trước hành động này.

"Đấy không phải một vấn đề cỏn con. Nó liên quan đến 11 triệu người. Ông ấy đã hạ thấp một cuộc khảo nghiệm chính sách nghiêm túc thành một cuộc bỏ phiếu tại một buổi vận động. Đó là sự sỉ nhục. Điều này rất nguy hiểm và chưa có tiền lệ",  Angie Kelley, giám đốc điều hành Trung tâm Quỹ Hành động Tiến bộ Mỹ, nói.

Trump thường xuyên đưa ra các cụm từ mập mờ gợi ý thay đổi chính sách, rồi sau đó cáo buộc truyền thông diễn giải sai ý nghĩa của chúng. Những phát ngôn của ông tại cuộc trò chuyện với  Fox News cũng không ngoại lệ nhưng các trợ lý cho hay nhà tài phiệt New York không hề thay đổi lập trường.

Trong một buổi phỏng vấn phát sóng trên kênh truyền hình CNN hôm 25/8, Trump bị ép phải làm rõ những ý đồ của ông nhưng cuối cùng tỷ phú Mỹ cũng chỉ khiến mọi chuyện thêm rối rắm khi khăng khăng nói ông không ủng hộ một con đường cho phép người nhập cư lậu cư trú hợp pháp tại Mỹ trừ phi họ phải rời khỏi Mỹ trước.

Giới chuyên gia cho rằng người Cộng hòa, dù có lập trường về nhập cư ra sao, cũng sẽ xem những tuyên bố mới nhất của Trump về vấn đề này là bằng chứng của một sự mập mờ đáng lo ngại.

Cựu thống đốc Jeb Bush gọi bài phát biểu thay đổi quan điểm của Trump là "đáng khinh" và "sai lầm".

Trong số những người có quan điểm cứng rắn về nhập cư, nhà viết sách bảo thủ Ann Coulter, dường như rất tức giận trước cuộc trò chuyện của Trump trên Fox News.

Đêm 24/8, Coulter đã tuôn một loạt dòng trạng thái trên mạng xã hội Twitter: "Đấy không phải 'ân xá'. Đó là cải cách nhập cư toàn diện!!! Trump, 'họ phải trả thuế nên không gọi là ân xá'", cô viết.

Katrina Pierson,  người phát ngôn cho Trump, một mực khẳng định với CNN rằng tỷ phú Mỹ chỉ thay đổi về mặt từ ngữ, không phải các đề xuất về nhập cư.

Một số nhà chiến lược đảng Cộng hòa nói Trump đã chờ đợi quá lâu để thử thu hút các cử tri nằm ngoài nhóm da trắng. Tuy nhiên, chuyên gia khảo sát Ayres cho rằng với sự thay đổi này, Trump có thể giành thiện cảm từ những cử tri đảng Cộng hòa da trắng có quan điểm ôn hòa và phản đối ý tưởng bỏ phiếu cho những ứng viên bị cáo buộc điều hành một cuộc vận động phân biệt chủng tộc hoặc thể hiện bản thân là người phân biệt chủng tộc

Nhiều nhà phân tích nhận định Trump có lẽ đang phải xoay xở để tìm cách đưa ra một thông điệp thành công về nhập cư nhằm chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào tháng 11 tới đây.

Một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện ngày 9/8 cho thấy 91% người ủng hộ ông tán thành đề xuất xây dựng bức tường dọc biên giới Mexico. Trong khi đó, 61% người Mỹ phản đối ý tưởng trên.

Theo VNE

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.