Trung Quốc cảnh báo Nhật về tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông

Trung Quốc được cho là đã cảnh báo Nhật Bản không nên tham gia chiến dịch tự do đi lại của Mỹ ở Biển Đông và còn ám chỉ đến hành động quân sự.

Trung Quốc cảnh báo Nhật Bản không nên tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông. Ảnh minh họa: US Navy.
Trung Quốc cảnh báo Nhật Bản không nên tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông. Ảnh minh họa: US Navy.

Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa cuối tháng 6 cảnh báo một quan chức Nhật Bản cấp cao rằng Tokyo sẽ "vượt giới hạn đỏ" nếu để các tàu Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) tham gia cái gọi là chiến dịch tự do đi lại nhằm loại bỏ Bắc Kinh ở Biển Đông, Japan Times dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết ngày 20/8.

Ông Trình nói Trung Quốc "không nhượng bộ trong vấn đề chủ quyền và không sợ những hành động khiêu khích quân sự".

Quan chức Nhật Bản cho biết Tokyo không có kế hoạch tham gia chiến dịch tự do đi lại của Mỹ nhưng chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc xây phi pháp các tiền đồn ở Biển Đông phục vụ mục đích quân sự.

Lời cảnh báo từ ông Trình nhằm ngăn Tokyo can thiệp vào tranh chấp ở Biển Đông. Nó được đưa ra không lâu trước khi Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan, ngày 12/7 bác bỏ "đường lưỡi bò" phi lý mà Trung Quốc tự vẽ ra để đòi chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông.

Trung Quốc dự kiến còn tiếp tục cảnh báo Nhật Bản. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có khả năng sẽ gặp người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida trong loạt cuộc gặp cấp bộ trưởng ba nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tổ chức ở Tokyo cuối tháng 8.

Mỹ hồi tháng 10/2015 bắt đầu điều tàu chiến tuần tra sát các đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp trên Biển Đông để bảo vệ tự do đi lại. Nhật Bản không có kế hoạch tham gia chiến dịch này nhưng để ngỏ khả năng điều tàu SDF theo bảo vệ tàu Mỹ.

Giới chức Nhật Bản cho biết họ có thể điều tàu SDF miễn là các nhiệm vụ có đóng góp cho quốc phòng quốc gia và không vi phạm những hạn chế được quy định trong hiến pháp.

Theo VNE

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.