20 điều thú vị về các nền giáo dục thế giới

Trường học lớn nhất thế giới ở Ấn Độ có tên City Montessori với hơn 32.000 học sinh; trường học nhỏ nhất thế giới ở Turin, Italy, với chỉ một em.

Mặc dù có nhiều cuộc tranh luận như độ tuổi nào mới nên bắt đầu đi học, thời gian học trong một ngày…, các quốc gia đều có ý kiến riêng. Chính nhờ sự khác biệt mà các nền giáo dục tạo nên những sự thú vị riêng. Dưới đây là 20 điểm đặc biệt trong giáo dục trên thế giới, đượcbitrebels.com liệt kê.

1. Ở Australia, “Trường học của không khí” (School of the Air) phát sóng những bài giảng qua tín hiệu phát thanh để học sinh vùng sâu có thể học ở nhà.

2. Trường học lớn nhất trên thế giới ở Ấn Độ, có tên gọi là City Montessori với hơn 32.000 học sinh.

3. Trung Quốc là quốc gia giao nhiều bài tập về nhà nhất cho trẻ. Thanh thiếu niên Thượng Hải dành 14 tiếng/tuần ngồi học ở nhà.

4. Trẻ em sống ở Pakistan không được hưởng nền giáo dục miễn phí và giáo dục bắt buộc chỉ dành cho trẻ 5-9 tuổi.

5. Nghỉ hè kéo dài từ giữa tháng 12 đến đầu tháng 3 ở Chi Lê. Điều đó có nghĩa là trẻ có 3 tháng nghỉ.

6. Quốc gia có năm học ngắn nhất nhưng thời gian học trong ngày dài nhất là Pháp.

7. Trẻ em ở Đức được cấp một chiếc túi hình nón đặc biệt tên là Schultüte chứa đầy bút, sách vở, đồ ăn vặt và những món quà khác mà chúng chỉ được mở khi bắt đầu đi học lớp 1.

Ảnh: bitrebels.com
Ảnh: bitrebels.com

8. Trẻ Canada được dạy rất nhiều môn học bằng cả tiếng Pháp và Anh.

9. Ở Brazil, vì bữa trưa là sự kiện quan trọng nên trẻ bắt đầu đi học lúc 7h sáng và về nhà vào buổi trưa để ăn cùng bố mẹ.

10. Trẻ em Hà Lan đều bắt đầu đến trường vào sinh nhật 4 tuổi vì vậy luôn luôn có học sinh mới trong lớp.

11. Anh là quê hương của trường nội trú lâu đời nhất thế giới - trường dành cho vua ở Canterbury. Mặc dù được thành lập từ 1567, trường có nền giáo dục hiện đại với đầy đủ cơ sở vật chất và thiết bị mới nhất và chất lượng.

12. Cho dù là cuối tuần hay ngày lễ, trẻ em Nga luôn bắt đầu năm học vào “Ngày tri thức” 1/9.

13. Trường học nhỏ nhất trên thế giới ở Turin, Italy, với chỉ một học sinh.

14. Phần Lan có độ tuổi trẻ bắt đầu đi học lớn nhất thế giới và cũng là một trong những nền giáo dục tốt nhất. Trẻ chỉ đi học khi 7 tuổi.

15. Nam và nữ được dạy riêng biệt ở Iran cho đến khi vào đại học. Thậm chí, giáo viên phải cùng giới tính với học sinh trong lớp họ dạy.

16. Ở Kenya, trẻ không bị bắt buộc đi học, nhưng hầu như chúng đều đến trường.

17. Vì vấn đề lụt lội mà Bangladesh đang phải đối mặt, quốc gia này có không dưới 100 trường học trên thuyền. Tất cả đều có Internet, thư viện và hoạt động bằng năng lượng mặt trời.

18. Mỹ là nơi bạn có thể tìm thấy giáo viên già nhất thế giới, bà Agnes Zhelesnik 101 tuổi.

19. Một trong những môn học được dạy trong các trường học Iceland là đan lát.

20. Trường tiểu học Phumachangtang ở Tibet được cho là trường học cao nhất thế giới ở độ cao 5.373 m so với mực nước biển.

Theo VNE

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.