Chuyến công du cuối và những dự định dang dở của Obama

(Baonghean) - Chuyến thăm tới Lào - đất nước Triệu Voi mấy ngày qua đã khép lại chuỗi lịch trình công du chính thức lần thứ 11 của đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama tại châu Á.

Chuyến đi cuối cùng

Điểm dừng chân tại xứ Triệu Voi trong chuyến thăm châu lục đóng vai trò quan trọng trong chính sách xoay trục của vị Tổng thống da màu cũng đánh dấu sự kiện lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ có chuyến thăm chính thức tới Lào.

Ảnh minh họa: NYT.
Ảnh minh họa: NYT.

Từ năm 1964 -1973, Mỹ đã ném hơn 2 triệu tấn bom xuống Lào trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Hiện ước tính 30% số bom chưa phát nổ và vẫn nằm đâu đó trên lãnh thổ quốc gia Đông Nam Á này, gây hậu quả nặng nề đến tính mạng và cuộc sống của người dân địa phương.

Do vậy, chuyến thăm Lào nói riêng và châu Á nói chung dịp này được đánh giá là một trong những nỗ lực cuối cùng của ông Obama trước khi rời nhiệm sở, nhằm tăng cường các quan hệ gắn kết với các quốc gia trong khu vực châu Á.

Thời gian nắm quyền của ông chủ Nhà Trắng đang dần ngắn lại, và rõ ràng vẫn còn nhiều “công chuyện” quan trọng còn dang dở trong chính sách châu Á của ông, trong đó bao gồm việc Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - thỏa thuận thương mại của 12 quốc gia - hiện vẫn đang trong thế bế tắc tại Washington. Chưa hết, chương trình vũ khí hạt nhân mà Triều Tiên đang ngày một đẩy mạnh mà Obama cũng như các nhà lãnh đạo thế giới khác đang trăn trở tìm cách ngăn chặn cũng là một mối lo nhức nhối khác.

Nỗ lực “xoay trục”

Khách quan nhìn nhận, Tổng thống Obama đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc tái bảo đảm với các quốc gia châu Á rằng Mỹ có ý định duy trì sự hiện diện ổn định trong khu vực như nước này đã làm trong nhiều thập niên qua, và giữ vị thế đối trọng với sức mạnh ngày càng tăng và những hành vi ngày càng hung hăng của Trung Quốc, đặc biệt là trên Biển Đông.

Bên cạnh việc mở ra một chương mới trong quan hệ ngoại giao với Lào, ông Obama cũng đã thiết lập quan hệ với đất nước Myanmar trong bối cảnh quốc gia này đang chuyển minh hướng đến một nền dân chủ mới. Với Việt Nam, Mỹ đã mở rộng quan hệ hơn, dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí. Với Philippines và Australia, Obama đã thúc đẩy đàm phán những thỏa thuận mới về các căn cứ quân sự cho lực lượng của Mỹ.

“Lấy đà” là những thành quả có được dưới thời chính quyền Clinton và Bush, ông Obama đã đưa quan hệ Mỹ-Ấn lên một cấp độ hợp tác mới, đỉnh cao là hiệp định quốc phòng được ký kết hồi tháng trước sau quá trình đàm phán kéo dài 1 thập kỷ. Mỹ đã đẩy mạnh hoạt động tập trận quân sự với hầu hết các quốc gia này, song song với việc tăng doanh số bán vũ khí, trong đó có một hệ thống phòng thủ tên lửa cho Hàn Quốc.

Mỹ muốn trở thành đối trọng với Trung Quốc trong khu vực. Ảnh: Internet.
Mỹ muốn trở thành đối trọng với Trung Quốc trong khu vực. Ảnh: Internet.

Tất cả những kết quả có được không hề đơn giản, mà cần đến những nỗ lực to lớn trên mặt trận ngoại giao. Tuy vậy, động lực chung thúc đẩy những quốc gia này xích lại gần nhau, siết chặt quan hệ hơn với cường quốc số 1 thế giới chính là các năng lực quân sự ngày càng cao của Trung Quốc, bên cạnh tham vọng phi pháp muốn độc chiếm Biển Đông của nước này, thể hiện ở những động thái cải tạo đá ngầm và các bãi đá thành đảo nhân tạo có các đường băng và các kiến trúc quân sự.

Khi ông Obama nhậm chức, ông từng ấp ủ hy vọng sẽ hợp tác với Trung Quốc để giải quyết các vấn đề tầm cỡ toàn cầu. Nhưng đến năm 2011, động thái hung hăng hơn của Trung Quốc cùng việc tin rằng tương lai kinh tế của xứ cờ hoa nằm ở chính châu Á đã dẫn lối cho chính quyền Obama công bố các kế hoạch tăng cường can dự với các quốc gia châu Á khác.

Trong bối cảnh các căng thẳng trên Biển Đông ngày càng nóng lên, chính quyền của ông đã đóng vai trò kìm giữ, bảo vệ cam kết của nước Mỹ với tự do hàng hải, thông qua động thái cử tàu cheiesn tới vùng biển chiến lược này. Mỹ cũng đã hối thúc Trung Quốc tìm kiếm một giải pháp hòa bình với các quốc gia khác trong đó có Phillipines và Việt Nam, tuy nhiên Bắc Kinh vẫn tiếp tục những hành vi khiêu khích nghiêm trọng.

Trong một vài trường hợp có lợi ích đồng quy, Trung Quốc và Mỹ lại cùng có đóng góp quan trọng, chẳng hạn như cùng cố gắng đạt thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 và chính thức cam kết phê chuẩn hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu.

Dang dở khó tránh

Khi ông Obama chuẩn bị rời nhiệm sở, hầu như không ai kỳ vọng ông sẽ có thể chấm dứt mối đe dọa từ Triều Tiên, quốc gia hiện được ước tính sở hữu lượng vật liệu phân hạch đủ cho 21 vũ khí hạt nhân. Trung Quốc, nguồn cung thực phẩm và nhiên liệu chủ yếu cho Triều Tiên, đã từ chối gây sức ép lên nước này - điều được đánh giá nếu xảy ra sẽ làm thay đổi kha khá cục diện.

 Vấn đề hạt nhân Triều Tiên là một trong những bài toán khó trong nhiệm kỳ Obama. Ảnh: Yonhap.
Vấn đề hạt nhân Triều Tiên là một trong những bài toán khó trong nhiệm kỳ Obama. Ảnh: Yonhap.
 

Về khía cạnh kinh tế quốc tế, cả Obama lẫn hầu hết các nhà lãnh đạo châu Á đều tin tưởng Hiệp định TPP là trọng tâm trong chính sách xoay trục của nhà lãnh đạo xứ cờ hoa, thông qua xúc tiến các quan hệ kinh tế sâu sắc hơn với các nước thành viên. Và bất chấp thái độ phản đối từ các ứng viên tổng thống lẫn nhiều nhà lập pháp, các quan chức trong chính quyền Obama vẫn đặt lòng tin vào khả năng thành công thuyết phục Quốc hội thông qua bản hiệp định.

Dù điều đó có xảy ra hay không, nhiều ý kiến vẫn nhận định rằng những động thái hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ ngày càng chi phối tương lai khu vực, và sẽ đặt ra một thách thức không hề giản đơn đòi hỏi cái tên kế nhiệm Obama phải tìm cách xoay xở.

Phú Bình

(Theo NYT)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.