Lầu Năm Góc, mục tiêu tấn công ít được nhắc đến trong sự kiện 11/9

Ngoài tòa Tháp đôi của Trung tâm Thương mại thế giới, Lầu Năm Góc không được nhắc đến nhiều là mục tiêu hứng chịu hậu quả từ các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001.

lau-nam-goc-muc-tieu-tan-cong-it-duoc-nhac-den-trong-su-kien-11-9

Một phần của Lầu Năm Góc bị sụp đổ sau khi bị chiếc máy bay đâm vào. Ảnh: AFP.

Ngày 11/9/2001, tổng cộng 4 chiếc máy bay Boeing đã bị Al- Qaeda khống chế để thực hiện các cuộc tấn công đẫm máu nhằm vào nước Mỹ, tuy nhiên, chuyến bay 77 của American Airlines đâm vào Lầu Năm Góc dường như không được nhắc đến mỗi khi dư luận Mỹ đề cập đến sự kiện đau thương này, theo Slate.fr.

Phim tài liệu "Bên trong Lầu Năm Góc" của đạo diễn Kirk Wolfinger ra mắt ngày 6/9 nhằm "trả lại" cho sự  kiện này những giá trị lịch sử thực tế của nó.

Sáng ngày 11/9/2001, chiếc máy bay Boeing mang số hiệu 757-223 bắt đầu thực hiện lịch trình theo quy định từ sân bay quốc tế Washington Dulles, Virginia đến sân bay quốc tế Los Angeles, California.

Chỉ 35 phút sau khi cất cánh những tên không tặc đã xông vào buồng lái, khống chế phi công, buộc các hành khách, phi hành đoàn về phía sau của máy bay. Hani Hanjour, một trong những tên không tặc được đào tạo phi công, nắm quyền kiểm soát, hướng máy bay về phía quận Arlington.

9h37', nhóm không tặc điều khiển máy bay đâm vào phía tây của Lầu Năm Góc. Vụ nổ phát ra sau đó làm hư hỏng nặng một khu vực của trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ và gây ra một đám cháy lớn khiến các nhân viên cứu hỏa phải mất nhiều ngày để dập tắt hoàn toàn.

Tổng cộng 184 người thiệt mạng, trong đó có nhiều dân thường.

Theo đạo diễn Kirk Wolfinger, do diện tích của Lầu Năm Góc quá rộng (khoảng 500.000 m2), nên vụ nổ gây ra bởi một chiếc máy bay tại đây dường như không tạo được ấn tượng mạnh so với những gì đã xảy ra tại trung tâm New York.

Số lượng người thiệt mạng tại trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ là không lớn (184 so với 2.753) cũng là nguyên nhân khiến cuộc tấn công nhằm vào đây ít được dư luận Mỹ nhớ đến, so với hai cuộc tấn công nhằm vào tòa tháp đôi ở Mahattan.

Tuy nhiên, những tình tiết bi thảm được kể lại như việc các nhân viên của Lầu Năm Góc cố gắng thoát ra khỏi phòng làm việc bị bịt kín bằng cách ném máy in vào cửa sổ nhưng bất thành, hoặc một nhóm công nhân từ chối rời khỏi tòa nhà khi có cảnh báo nguy hiểm, bởi họ vẫn chưa xử lý xong sự cố nước của tòa nhà, đủ tái hiện sự đau thương và dũng cảm của người Mỹ.

Theo VNE

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.