Lựa chọn 'cây gậy và củ cà rốt' của tân tổng thống Mỹ với Duterte

Sau một loạt phát ngôn gây sốc của Tổng thống Philippines Duterte về quan hệ đồng minh với Mỹ, Washington sẽ có hai lựa chọn khi có người đứng đầu Nhà Trắng mới.

lua-chon-cay-gay-va-cu-ca-rot-cua-tan-tong-thong-my-voi-duterte

Quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Philippines được dự báo sẽ gặp thử thách khi ông Duterte nắm quyền. Ảnh: AFP

"Nếu tân tổng thống Mỹ là bà Hillary Clinton thì bà sẽ tìm cách vuốt ve Philippines, bớt chỉ trích chính sách của ông Duterte và thực hiện cuộc cạnh tranh quyền lực mềm với Trung Quốc để chiếm lấy trái tim của Manila", Giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, trao đổi với VnExpress.

Tuy nhiên, nếu ông Donald Trump thắng cử, ông có thể sẽ cắt giảm trợ giúp và rút quân Mỹ khỏi Philippines, thậm chí sẵn sàng từ bỏ quan hệ đồng minh nếu ông Duterte muốn vì hai người này có tính cách giống nhau, ông Vuving nhận định.

Theo chuyên gia này, trong khi Mỹ đang tiếp cận Philippines bằng chính sách dựa trên nguyên tắc hơn là quan hệ, thì Trung Quốc lại đang cư xử ngược lại. Vì thế Mỹ chỉ trích chính sách chống tội phạm của ông Duterte, còn Trung Quốc biết đây là trọng tâm trong chính sách của Tổng thống Philippines nên đã hứa giúp xây dựng trung tâm cai nghiện. 

"Sự đối nghịch này khiến ông Duterte thêm bất mãn với Mỹ và ngả sang Trung Quốc. Đây có lẽ là món võ tổng thống Philippines sử dụng để có thể thực hiện chính sách đối ngoại độc lập như ông tuyên bố", Vuving nói.

Giáo sư cũng lưu ý "để hiểu ông Duterte cần chú ý đến kinh nghiệm cá nhân của ông". Với xuất phát điểm là thị trưởng, ông Duterte có thể nói chưa có kinh nghiệm gì trong chính sách với Trung Quốc, nhưng lại mang nặng tình cảm chống Mỹ và điều đó thể hiện trực tiếp trong các tuyên bố của ông. Cả cuộc đời của ông Dutete lớn lên ở miền nam Philippines và không có nhiều kinh nghiệm trong quan hệ quốc tế.

Tổng thống Philippines hôm 12/9 tuyên bố ông muốn quân đội Mỹ đóng ở Mindanao phải rời đi, ám chỉ sự có mặt của họ ở đây có thể khiến tình hình căng thẳng hơn. Tiếp đó ngày 14/9, ông Duterte khẳng định nước này sẽ không tuần tra chung với Mỹ hay quốc gia khác trên Biển Đông để tránh rắc rối với bên thứ ba. Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasaycam mặc dù nói các phát ngôn của tổng thống bị hiểu lầm, trân trọng mối quan hệ đồng minh với Mỹ, nhưng vẫn cho biết "sẽ không để bị Mỹ đối xử như người em và nghe rao giảng về nhân quyền".

Vuving cho rằng quan điểm của Tổng thống Philippines là tránh khiêu khích với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Do đó, có thể dự đoán rằng Duterte không coi việc tuần tra chung với Mỹ hay phán quyết của tòa Trọng tài là vũ khí trong đàm phán với Bắc Kinh. Tòa  trọng tài hồi tháng 7 ra phán quyết bác bỏ yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông. 

Ông Duterte nhiều khả năng sẽ thử nghiệm một số thay đổi trong chính sách đối ngoại, nhất là với Mỹ và Trung Quốc, ông Vuving nhận định. Trong khi đó, quan hệ với ASEAN có thể không thay đổi nhiều vì nếu hướng tới chính sách đối ngoại độc lập, ông Duterte sẽ phải dựa nhiều hơn vào hiệp hội. Sẽ có nhiều điều thú vị khi Philippines làm Chủ tịch ASEAN vào 2017.

"Quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Philippines sẽ trải qua thử thách trong thời gian Tổng thống Duterte cầm quyền", Vuving đánh giá.

Theo VNE

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.