Obama hủy hẹn vì bị Tổng thống Phillipines xúc phạm?

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hủy cuộc gặp gỡ đầu tiên của ông với người đồng cấp Philippines Rodrigo Duterte, sau khi vị này dùng ngôn từ không đẹp để nói về ông. Một phát ngôn viên Nhà Trắng đã thông báo về quyết định trên trong ngày 6/9. 

Ông Obama (trái) đã hủy bỏ kế hoạch gặp gỡ ông Duterte sau khi bị xúc phạm. (Nguồn: Phil Star)
Ông Obama (trái) đã hủy bỏ kế hoạch gặp gỡ ông Duterte sau khi bị xúc phạm. (Nguồn: Phil Star)



Duterte, một người thích ăn nói đơn giản và nổi tiếng vì các phát ngôn gây sốc cùng chiến dịch chống ma túy mạnh tay, đã gọi ông Obama là "đồ khốn" trước mặt các phóng viên trong ngày 5/9 - một ngày trước khi cuộc gặp gỡ giữa đôi bên dự kiến diễn ra tại Lào. 

Ông Obama đã nghe tin về sự xúc phạm này khi ông rời khỏi hội nghị G20 ở Hàng Châu, Trung Quốc. Tại một cuộc họp báo, ông nói rằng đã yêu cầu trợ lý bàn bạc lại với giới chức Philippines để "tìm hiểu xem có phải đây là lúc thích hợp" để đôi bên có các cuộc trao đổi mang tính xây dựng.

“Tôi luôn muốn chắc chắn rằng nếu mình tham gia một cuộc gặp gỡ thì nó phải mang tính xây dựng và chúng tôi phải giải quyết xong chuyện gì đó," ông nói với các phóng viên. 

Phát ngôn viên Hội đồng an ninh quốc gia Nhà Trắng Ned Price cho biết thay vì gặp ông Duterte, ông Obama đã điều chỉnh lịch để gặp gỡ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye vào cuối ngày 6/9 - tại đó đôi bên được cho là sẽ bàn về các vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên.

Ông Obama tới Vientiane trước nửa đêm của ngày 5/9, bắt đầu chuyến công du đầu tiên của một Tổng thống Mỹ tới Lào. Ông được cho là sẽ giải quyết di sản của hoạt động ném bom Mỹ tại đây trong thời Chiến tranh Việt Nam. 

Nhà Trắng cho biết ông Obama không có kế hoạch công kích vấn đề vi phạm nhân quyền ở Philippines, một đồng minh thân cận, khi gặp ông Duterte.

Duterte đắc cử Tổng thống Philippines hồi tháng 5 và ông đã thề sẽ quét sạch tội phạm ma túy khỏi đường phố. Sau đó, làn sóng giết chóc không qua xét xử đã diễn ra. 

Duterte từng nói rằng nếu ông Obama nêu ra vấn đề nhân quyền khi đôi bên gặp gỡ thì đó là hành vi "thô lỗ." Tuy nhiên hôm 5/9, ông Obama cho biết đã ghi nhận tầm quan trọng của viêc chống ma túy, dù nhấn mạnh rằng hoạt động này phải diễn ra theo quy định pháp luật.

Theo VIETNAM+

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.