Tranh luận trên truyền hình ảnh hưởng như thế nào tới cử tri Mỹ

(Baonghean.vn) - Khoảng một nửa cử tri Mỹ sẽ dựa vào các cuộc tranh luận trên truyền hình để quyết định lựa chọn giữa ông Donald Trump hay bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử vào ngày 8/11 tới đây. Đây là kết quả cuộc khảo sát do Reuters/Ipsos công bố hôm nay (26/9).

50% cử tri Mỹ lẽ lựa chọn bà Clinton hoặc ông Trump sau các cuộc tranh luận trên truyền hình. Ảnh: Reuters
50% cử tri Mỹ lẽ lựa chọn bà Clinton hoặc ông Trump sau các cuộc tranh luận trên truyền hình. Ảnh: Reuters

Cuộc tranh luận sẽ diễn ra vào tối ngày 26/9 (theo giờ địa phương, tức sáng ngày 27/9 theo giờ Việt Nam) ở Đại học Hofstra, ngoại ô thành phố New York.

Đây là cuộc tranh luận đầu tiên trong 3 cuộc tranh luận giữa hai đối thủ và dự kiến sẽ thu hút hơn 100 triệu người theo dõi, vượt qua con số trong trận chung kết bóng bầu dục nhà nghề Mỹ Super Bowl năm 2015.

Khoảng 50% cử tri Mỹ cho rằng các cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình sẽ giúp họ đưa ra quyết định ủng hộ bà Hillary Clinton hay ông Donald Trump, trong đó có 10% cử tri hiện chưa nghiêng về bất cứ bên nào.

Trong khi đó, khoảng 39% nói rằng các cuộc tranh luận không có vai trò quyết định, còn 11% chưa rõ cuộc tranh luận có thể tác động đến quyết định của mình hay không.

Cử tri Mỹ hy vọng hai ứng cử viên sẽ có một cuộc tranh luận văn minh sau nhiều tháng tấn công, chỉ trích lẫn nhau trong các chiến dịch tranh cử. Trong khi ông Trump kêu gọi bắt giam bà Clinton vì sử dụng email cá nhân hồi còn làm ngoại trưởng Mỹ, thì bà Clinton cáo buộc ông Trump phân biệt chủng tộc và tính khí không phù hợp làm Tổng thống.

61% cử tri cho biết họ không hứng thú nếu bà Clinton và ông Trump tiếp tục tấn công nhau như vậy trong cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình.

Một chỉ số nữa cho thấy cử tri Mỹ mong muốn một cuộc tranh luận rõ ràng và thẳng thắn, đó là 72% người được hỏi muốn người điều hành cuộc tranh luận có thể làm rõ khi hai ứng viên đưa ra những luận điểm không đúng thực tế.

“Cuộc tranh luận giúp những người theo dõi, trong đó có tôi nhận rõ những gì họ nói là thật và những gì không. Việc chỉ trích dẫn các số liệu và mọi người chấp nhận nó trong các chiến dịch tranh cử là quá đơn giản” - Harvey Leven, một cử tri 63 tuổi cho biết.

Bà Clinton hiện đang dẫn trước trong hầu hết các cuộc khảo sát và có lợi thế tại một số bang chủ chốt như Ohio và Bắc Carolina. Khảo sát mới nhất do Reuters/Ipsos tiến hành cho thấy bà Clinton đang dẫn trước ông Trump 4% điểm tương ứng.

Diệp Khanh

(Theo Reuters)

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.