Xuất hiện sóng thần sau động đất 7,1 độ Richter ở New Zealand

Các cư dân bờ biển phía đông New Zealand rạng sáng 2-9 (giờ địa phương) đã giật mình thức giấc vì hàng loạt dư chấn sau trận động đất mạnh 7,1 độ Richter ngoài khơi nước này.

Trận động đất 7,1 độ Richter làm rung chuyển bờ đông New Zealand nhưng không gây thiệt hại đáng kể -  Ảnh: Cục Khảo sát địa chất Mỹ
Trận động đất 7,1 độ Richter làm rung chuyển bờ đông New Zealand nhưng không gây thiệt hại đáng kể -  Ảnh: Cục Khảo sát địa chất Mỹ

AFP dẫn nguồn Cục Khảo sát địa chất Mỹ cho biết trận động đất xảy ra vào lúc 4h37 sáng 2-9 (giờ địa phương).

Tâm chấn động đất nằm ở độ sâu 30km ngoài khơi bờ biển New Zealand, cách Gisborne khoảng 169km.

Một loạt các dư chấn sau đó tiếp tục làm rung chuyển khu vực trong hàng giờ liền, với cường độ mạnh nhất được ghi nhận là gần 6 độ Richter.

Bờ biển đảo Bắc và đảo Nam, hai đảo chính ở New Zealand được đặt vào tình trạng báo động sau khi có báo cáo xuất hiện sóng thần sau trận động đất.

Ngay sau cảnh báo, người dân ven biển đã ngay lập tức sơ tán đến các khu vực cao hơn để lánh nạn.

Tuy nhiên, theo các quan chức New Zealand, rất may đây chỉ là cơn sóng thần loại nhỏ và không gây thiệt hại đáng kể về người và của.

Người dân cũng được thông báo có thể trở về nhà bởi cơn sóng thần đã đạt chiều cao cực đại là…30cm, đợt sóng thần tiếp theo được dự đoán sẽ chỉ cao khoảng 20cm.

Cơ quan phòng vệ dân sự New Zealand cảnh báo một số khu vực có thể sẽ xuất hiện dòng chảy mạnh bất thường gần bờ, đủ sức ảnh hưởng tới các tàu thuyền loại nhỏ.

Pat Seymour, một cư dân ở Gisborne miêu tả, trận động đất “khá mạnh mẽ, đủ làm tôi phải đứng ở cửa”.

Động đất là điều khá phổ biến ở New Zealand và người dân được tổ chức diễn tập sơ tán nhiều lần trong trường hợp khẩn cấp.

Trận động đất gây thiệt hại đáng kể nhất gần đây ở nước này xảy ra hồi tháng 2-2011, với sức mạnh 6,3 độ Richter, khiến 185 người tại thành phố Christhurch thiệt mạng.

Theo Tuoitre

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.