Thế giới nổi 'bão'

(Baonghean) - Chính trường thế giới luôn 'ồn ào' bởi những diễn biến ngoài mong đợi. Những cơn bão cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng khiến tiến trình dự kiến bị chậm lại, thậm chí rẽ sang một hướng mới.

Quan hệ Nga - Mỹ lại nóng lên

Mỹ và Nga có một tuần không mấy êm ả khi cuộc đàm thoại giữa hai bên về Syria bị phá vỡ hôm thứ Hai 3/10. Căng thẳng tiếp diễn đến thứ Sáu 7/10 với nhiều động thái thể hiện sự hoài nghi lẫn nhau.

Mới đây, phía Mỹ thậm chí còn thẳng thừng cáo buộc Nga đứng đằng sau những vụ tin tặc tấn công vào đảng Dân chủ, lấy cắp những thông tin liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống.

Tổng thống Putin và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 5/9 ở Hàng Châu, Trung Quốc. Ảnh: AFP
Tổng thống Putin và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 5/9 ở Hàng Châu, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Giám đốc cơ quan tình báo Mỹ James Clapper khẳng định trong một thông cáo: “Những vụ tấn công này nhằm mục đích can thiệp vào quá trình bầu cử Mỹ. Dựa trên quy mô và tính chất nhạy cảm của mưu đồ, chúng tôi nghĩ rằng chỉ có các lãnh đạo cấp cao của Nga mới có thể chỉ đạo những hoạt động này”.

Những thông tin bị đánh cắp đã được công bố trên các trang mạng như WikiLeaks, Guccifer 2.0 và DCLeaks. Thứ Ba vừa qua, trong cuộc họp báo nhân sự kiện 10 năm sáng lập, cha đẻ của WikiLeaks, Julian Assange, đã hứa hẹn sẽ công bố thêm nhiều thông tin quan trọng khác liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Bà Hillary Clinton và các đồng minh được cảnh báo sẽ tiếp tục là “bia bắn” của WikiLeaks.

Đáp lại, phát ngôn viên của điện Kremlin cho rằng cáo buộc của Washington là “tào lao”. “Các trang mạng của Tổng thống Putin là mục tiêu tấn công của hàng chục nghìn tin tặc mỗi ngày. Chúng tôi truy ra được hàng loạt cuộc tấn công đến từ lãnh thổ nước Mỹ, nhưng có phải lần nào chúng tôi cũng cáo buộc Nhà Trắng đâu”.

Bản thân Tổng thống Mỹ Obama cũng khá thận trọng khi phát ngôn về vụ việc này - điều khiến cho không ít Nghị sĩ phật ý. Trong khi đó, đảng Dân chủ và bà Hillary Clinton đều đã nghiễm nhiên chỉ đích danh Moskva.

Trong một diễn biến khác, thứ Sáu vừa qua, Washington đã tỏ thái độ cứng rắn với những cuộc đánh bom tiếp diễn ở thành phố Alep, Syria. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thậm chí còn đề cập đến “một cuộc điều tra về tội ác chiến tranh” đối với Moskva và Damas. “Nước Nga và chính quyền Syria nợ thế giới nhiều hơn một lời giải thích về việc họ không ngừng tấn công vào các bệnh viện, cơ sở y tế, trẻ em và phụ nữ”.

Mỹ cũng cảnh báo về các biện pháp trừng phạt mới mà họ có thể áp dụng đối với chính quyền của ông Al-Assad và đồng minh Nga nếu các cuộc tấn công ở phía Đông Alep tiếp diễn. Trong ngày thứ Bảy 8/10, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cũng sẽ đưa ra quyết định về hai giải pháp cho tình hình ở Syria.

Giải pháp thứ nhất do Pháp đệ trình, yêu cầu việc ngừng đánh bom và cấm bay ở một phần của Alep. Giải pháp thứ hai của Nga yêu cầu một hiệp ước ngừng bắn. Moskva cũng tuyên bố sẽ dùng quyền phủ quyết với phương án Pháp đưa ra.

Bầu cử Mỹ “treo” vì siêu bão

Thứ Sáu 7/10, siêu bão “mặt quỷ” Matthew đổ bộ vào lãnh thổ Mỹ, càn quét dọc bờ biển bang Florida, Georgia, Nam và Bắc Carolina. Được dự báo là một trong những cơn bão mạnh nhất kể từ sau Wilma năm 2005, với sức gió đạt vận tốc 120km/h và nguy cơ sóng thần, cuối cùng Matthew đã không để lại hậu quả nghiêm trọng như chính quyền Mỹ lo sợ.

Trên thực tế, siêu bão “mặt quỷ” đạt đến cường độ đỉnh điểm khi đi vào vùng biển Caribê. Khi đi qua đảo Haiti, siêu bão nãy đã khiến 900 người thiệt mạng trước khi cập bờ Florida.

Thành phố Jeremy, Haiti sau khi bão Matthew đi qua. Ảnh: Reuters
Thành phố Jeremy, Haiti sau khi bão Matthew đi qua. Ảnh: Reuters

Tại đây, cơn bão đã khiến hàng trăm cây to bị bật gốc, làm hư hại nhiều tuyến đường giao thông và nhà cửa trước khi tiếp tục đi lên về phía Bắc dọc bờ biển. Mặc dù cường độ bão đã hạ xuống, các cơ quan chức năng vẫn cảnh báo người dân thận trọng cho đến khi cơn bão rời lãnh thổ Mỹ vào Chủ nhật này.

Tình trạng khẩn cấp được thiết lập ở Florida, Georgia và Nam Carolina. Tổng thống Obama kêu gọi người dân trong vùng bão qua tuân thủ các chỉ dẫn sơ tán và kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp cho Haiti - nơi chịu nhiều thiệt hại nhất do bão Matthew.

Tổng kết lại: ảnh hưởng của bão Matthew lên đến phạm vi 1.000km, khiến 2 triệu người phải sơn tán sâu trong đất liền, khiến 4.500 chuyến bay bị hoãn, huy động 3.500 binh sỹ của lực lượng an ninh. Ở bang Florida, hơn 1 triệu hộ dân không có điện từ hôm thứ Sáu.

Nhiều thành phố cổ xưa với các di tích từ thế kỷ XVII được cảnh báo sẵn sàng ứng phó với tình trạng ngập lụt với mực nước có thể lên đến 2.5 m. Hơn một chục nhà máy sản xuất năng lượng nằm trên đường đi của bão Matthew, trong đó có 2 nhà máy hạt nhân. Theo ước tính, thiệt hại do bão Matthew gây ra rơi vào khoảng từ 20 đến 25 tỷ đô la Mỹ.

Một trong những “tác dụng phụ” của siêu bão là việc đình trệ chiến dịch bầu cử ở bang Florida - một trong những bang quan trọng nhất đối với cuộc bầu cử.

Các ứng viên Dân chủ địa phuonwg đã yêu cầu thống đốc bang kéo dài thời hạn đăng ký cho các cử tri. Tuy nhiên, thống đốc bang này - vốn thân cận với ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hoà Donald Trump - đã từ chối yêu cầu trên.

Hải Triều

(Theo Le Monde)

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.