8 năm làm Tổng thống Mỹ của Barack Obama qua 100 bức ảnh (Phần 4)

(Baonghean.vn) - Chỉ còn hơn 2 tháng nữa Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ hoàn tất nhiệm kỳ 8 năm tại Nhà Trắng. Hãy cùng nhìn lại những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của vị Tổng thống thứ 44 xứ sở cờ hoa qua 100 bức ảnh mà hãng tin CNN tập hợp.

Obama trải nghiệm phần mềm giả lập lái xe ngày 15/7/2014, trong chuyến tham quan Trung tâm Nghiên cứu Cao tốc Turner-Fairbank tại McLean, Virginia. Trình giả lập giúp đánh giá về các loại phương tiện “thông minh” được phát triển tại trung tâm này.
Obama trải nghiệm phần mềm giả lập lái xe ngày 15/7/2014, trong chuyến tham quan Trung tâm Nghiên cứu Cao tốc Turner-Fairbank tại McLean, Virginia. Trình giả lập giúp đánh giá về các loại phương tiện “thông minh” được phát triển tại trung tâm này.
Tổng thống Mỹ có bài phát biểu về tình trạng bất ổn ở Ferguson, Missouri ngày 18/8/2014. Khu ngoại ô St. Louis đã chìm trong hỗn loạn sau khi Darren Wilson, một cảnh sát da trắng bắn chết Michael Brown, một thiếu niên da màu không trang bị vũ khí. Obama nói: “Mỹ là đất nước của luật pháp, của những công dân tuân thủ pháp luật và ủng hộ những công dân hành pháp. Vì thế, với cộng đồng ở Ferguson đang bị tổn thương và mong chờ câu trả lời, cho phép tôi một lần nữa được kêu gọi chúng ta tìm kiếm sự thấu hiểu thay vì la hét nhau. Chúng ta hãy tìm cách hàn gắn thay vì tổn thương nhau”.
Tổng thống Mỹ có bài phát biểu về tình trạng bất ổn ở Ferguson, Missouri ngày 18/8/2014. Khu ngoại ô St. Louis đã chìm trong hỗn loạn sau khi Darren Wilson, một cảnh sát da trắng bắn chết Michael Brown, một thiếu niên da màu không trang bị vũ khí. Obama nói: “Mỹ là đất nước của luật pháp, của những công dân tuân thủ pháp luật và ủng hộ những công dân hành pháp. Vì thế, với cộng đồng ở Ferguson đang bị tổn thương và mong chờ câu trả lời, cho phép tôi một lần nữa được kêu gọi chúng ta tìm kiếm sự thấu hiểu thay vì la hét nhau. Chúng ta hãy tìm cách hàn gắn thay vì tổn thương nhau”.
Obama rời phòng họp ở Nhà Trắng sau khi phát biểu về nhiều chủ đề hôm 28/8/2014. Tuy vậy, phản ứng trên mạng xã hội Twitter chủ yếu tập trung vào bộ comple sáng màu hiếm khi ông vận lên người.
Obama rời phòng họp ở Nhà Trắng sau khi phát biểu về nhiều chủ đề hôm 28/8/2014. Tuy vậy, phản ứng trên mạng xã hội Twitter chủ yếu tập trung vào bộ comple sáng màu hiếm khi ông vận lên người.
Obama tham quan bãi đá cổ Stonehenge ngày 5/9/2014. Nhiếp ảnh gia Nhà Trắng Pete Souza nhớ lại: “Chúng tôi đang ở hội nghị thượng đỉnh NATO tại Wales thì có ai đó nói với Tổng thống rằng Stonehenge cách đó cũng không xa lắm. Và Tổng thống nói ‘Vậy đi thôi’. Và khi hội nghị kết thúc, chúng tôi đổi hành trình một chút, ghé vào đây trước khi trở về chỗ đậu chiếc chuyên cơ Air Force One”.
Obama tham quan bãi đá cổ Stonehenge ngày 5/9/2014. Nhiếp ảnh gia Nhà Trắng Pete Souza nhớ lại: “Chúng tôi đang ở hội nghị thượng đỉnh NATO tại Wales thì có ai đó nói với Tổng thống rằng Stonehenge cách đó cũng không xa lắm. Và Tổng thống nói ‘Vậy đi thôi’. Và khi hội nghị kết thúc, chúng tôi đổi hành trình một chút, ghé vào đây trước khi trở về chỗ đậu chiếc chuyên cơ Air Force One”.
Obama và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Đài tưởng niệm Martin Luther King tại Washington ngày 20/9/2014.
Obama và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Đài tưởng niệm Martin Luther King tại Washington ngày 20/9/2014.
Obama ôm Nina Phạm - người may mắn bình phục sau khi nhiễm Ebola, tại Phòng Bầu dục hôm 24/10/2014. Cô là 1 trong 2 y tá ở Dallas bị chẩn đoán nhiễm loại virus trên, và được thông báo bình phục hoàn toàn sau khi điều trị tại một bệnh viện ở Bethesda, Maryland.
Obama ôm Nina Phạm - người may mắn bình phục sau khi nhiễm Ebola, tại Phòng Bầu dục hôm 24/10/2014. Cô là 1 trong 2 y tá ở Dallas bị chẩn đoán nhiễm loại virus trên, và được thông báo bình phục hoàn toàn sau khi điều trị tại một bệnh viện ở Bethesda, Maryland.
Tổng thống Mỹ rảo bước dọc hành lang Colonnade của Nhà Trắng hôm 22/1/2015.
Tổng thống Mỹ rảo bước dọc hành lang Colonnade của Nhà Trắng hôm 22/1/2015.
Obama phát biểu trước cây cầu Edmund Pettis nhân kỷ niệm 50 năm ngày “Chủ nhật đẫm máu”, khi những người biểu tình đòi quyền bầu cử bị đàn áp dã man tại Selma, Alabama năm 1965.
Obama phát biểu trước cây cầu Edmund Pettis nhân kỷ niệm 50 năm ngày “Chủ nhật đẫm máu”, khi những người biểu tình đòi quyền bầu cử bị đàn áp dã man tại Selma, Alabama năm 1965.
Obama tạo dáng chụp ảnh cùng người nhanh nhất thế giới - vận động viên chạy nước rút của Jamaica Usain Bolt tại một sự kiện ở Kingston, Jamaica ngày 9/4/2015.
Obama tạo dáng chụp ảnh cùng người nhanh nhất thế giới - vận động viên chạy nước rút của Jamaica Usain Bolt tại một sự kiện ở Kingston, Jamaica ngày 9/4/2015.
Obama vẫy tay trong ánh cầu vồng khi lên chuyên cơ tại Kingston, Jamaica ngày 9/4/2015.
Obama vẫy tay trong ánh cầu vồng khi lên chuyên cơ tại Kingston, Jamaica ngày 9/4/2015.
Obama phát biểu, cạnh đó là diễn viên hài Keegan-Michael Key, người đóng vai Luther - người diễn giải cơn thịnh nộ của Obama, tại bữa tiệc tối thường niên của Hiệp hội Báo chí Nhà Trắng vào ngày 25/4/2015.
Obama phát biểu, cạnh đó là diễn viên hài Keegan-Michael Key, người đóng vai Luther - người diễn giải cơn thịnh nộ của Obama, tại bữa tiệc tối thường niên của Hiệp hội Báo chí Nhà Trắng vào ngày 25/4/2015.
Obama chào tạm biệt lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Mỹ từ đại sảnh của khu West Wing hôm 29/4/2015.
Obama chào tạm biệt lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Mỹ từ đại sảnh của khu West Wing hôm 29/4/2015.
Tổng thống Mỹ phát biểu tại một sự kiện của Nhà Trắng ghi nhận những doanh nhân toàn cầu đang trỗi dậy vào ngày 11/5/2015.
Tổng thống Mỹ phát biểu tại một sự kiện của Nhà Trắng ghi nhận những doanh nhân toàn cầu đang trỗi dậy vào ngày 11/5/2015.
Thủ tướng Đức Angela Merkel trò chuyện cùng Obama gần dãy núi Alps ở Baravia ngày 8/6/2015. Obama cùng các nhà lãnh đạo thế giới khác có mặt tại Đức để dự Hội nghị thượng đỉnh thường niên của nhóm G-7. Nhiếp ảnh gia Nhà Trắng Pete Souza nói: “Tổng thống Mỹ đã ngồi xuống trước, sau đó Thủ tướng Đức cũng ngồi sát cạnh. Tôi chỉ đủ thời gian chụp vài kiểu ảnh trước khi có thêm nhiều người khác xuất hiện ở phông nền phía sau”.
Thủ tướng Đức Angela Merkel trò chuyện cùng Obama gần dãy núi Alps ở Baravia ngày 8/6/2015. Obama cùng các nhà lãnh đạo thế giới khác có mặt tại Đức để dự Hội nghị thượng đỉnh thường niên của nhóm G-7. Nhiếp ảnh gia Nhà Trắng Pete Souza nói: “Tổng thống Mỹ đã ngồi xuống trước, sau đó Thủ tướng Đức cũng ngồi sát cạnh. Tôi chỉ đủ thời gian chụp vài kiểu ảnh trước khi có thêm nhiều người khác xuất hiện ở phông nền phía sau”.
Obama chụp ảnh cùng nhóm “Racing Presidents” (“Những tổng thống chạy đua”) thuộc đội bóng chày Washington Nationals ngày 11/6/2015. Từ trái sang là các nhân vật minh họa cho các cựu Tổng thống Mỹ George Washington, Thomas Jefferson, William Howard Taft, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln. Nhiếp ảnh gia Nhà Trắng Pete Souza cho biết: “Tổng thống đã yêu cầu mật vụ dừng đoàn xe hộ tống lại khi nhìn thấy nhóm này”.
Obama chụp ảnh cùng nhóm “Racing Presidents” (“Những tổng thống chạy đua”) thuộc đội bóng chày Washington Nationals ngày 11/6/2015. Từ trái sang là các nhân vật minh họa cho các cựu Tổng thống Mỹ George Washington, Thomas Jefferson, William Howard Taft, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln. Nhiếp ảnh gia Nhà Trắng Pete Souza cho biết: “Tổng thống đã yêu cầu mật vụ dừng đoàn xe hộ tống lại khi nhìn thấy nhóm này”.
Obama hát ca khúc “Amazing Grace” khi mọi người tưởng nhớ cuộc đời Clementa Pinckney - thượng nghị sỹ bang Nam Carolina ngày 26/6/2016. Pinckney là 1 trong 9 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng tại nhà thờ ở Charleston, Nam Carolina.
Obama hát ca khúc “Amazing Grace” khi mọi người tưởng nhớ cuộc đời Clementa Pinckney - thượng nghị sỹ bang Nam Carolina ngày 26/6/2015. Pinckney là 1 trong 9 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng tại nhà thờ ở Charleston, Nam Carolina.
Obama chào hỏi khán giả sau khi diễn thuyết tại Nairobi, Kenya ngày 26/7/2015. Đó là lần đầu tiên ông trở về thăm quê gốc trên cương vị Tổng tư lệnh của nước Mỹ.
Obama chào hỏi khán giả sau khi diễn thuyết tại Nairobi, Kenya ngày 26/7/2015. Đó là lần đầu tiên ông trở về thăm quê gốc trên cương vị Tổng tư lệnh của nước Mỹ.
Tổng thống và Đệ nhất phu nhân mời Giáo hoàng Francis vào Nhà Trắng sau lễ đón ngày 23/9/2015. Giáo hoàng đã có chuyến thăm 6 ngày tại Mỹ, thăm cả New York và Philadelphia.
Tổng thống và Đệ nhất phu nhân mời Giáo hoàng Francis vào Nhà Trắng sau lễ đón ngày 23/9/2015. Giáo hoàng đã có chuyến thăm 6 ngày tại Mỹ, thăm cả New York và Philadelphia.
Obama đang chơi gôn ở La Jolla, California, nơi một lễ cưới sắp sửa diễn ra hôm 11/10/2015. Nhiếp ảnh gia Nhà Trắng Pete Souza kể: “Cô dâu và chú rể đang chờ bên trong, nhưng khi họ nhìn ra cửa sổ và trông thấy Tổng thống, họ quyết định chạy ra ngay”. Souza đã gửi tặng tấm ảnh này cho cặp đôi và cả 2 đã viết thư bày tỏ hết sức vui sướng khi được Tổng thống làm “khách không mời” trong ngày cưới.
Obama đang chơi gôn ở La Jolla, California, nơi một lễ cưới sắp sửa diễn ra hôm 11/10/2015. Nhiếp ảnh gia Nhà Trắng Pete Souza kể: “Cô dâu và chú rể đang chờ bên trong, nhưng khi họ nhìn ra cửa sổ và trông thấy Tổng thống, họ quyết định chạy ra ngay”. Souza đã gửi tặng tấm ảnh này cho cặp đôi và cả 2 đã viết thư bày tỏ hết sức vui sướng khi được Tổng thống làm “khách không mời” trong ngày cưới.
Obama bế Ella Rhodes, con gái của Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Ben Rhodes, tại Phòng Bầu dục ngày 30/10/2015. Cô bé mặc trang phục hình chú voi để tham dự ngày hội hóa trang Halloween tại Nhà Trắng.
Obama bế Ella Rhodes, con gái của Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Ben Rhodes, tại Phòng Bầu dục ngày 30/10/2015. Cô bé mặc trang phục hình chú voi để tham dự ngày hội hóa trang Halloween tại Nhà Trắng.

Thu Giang

(Theo CNN)

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.