Hàn gắn rạn nứt đảng Cộng hòa sau chiến thắng của Donald Trump

(Baonghean.vn) - Hệ quả trực tiếp từ chiến thắng tuyệt đẹp của ông Donald Trump trong cuộc đua tổng thống Mỹ là cuộc khủng hoảng nội bộ đảng Cộng hòa trong quá trình ứng cử ồn ào của ông đã được giải quyết.

: Ông Donald Trump và chủ tịch Ủy ban quốc gia đảng Cộng hòa Reince Priebus trong buổi mít tinh mừng chiến thắng bầu cử tổng thống tại Mahattan, New York, Mỹ, 9/11/2016. Ảnh REUTERS
Ông Donald Trump và chủ tịch Ủy ban quốc gia đảng Cộng hòa Reince Priebus trong buổi mít tinh mừng chiến thắng bầu cử tổng thống tại Mahattan, New York, Mỹ, 9/11/2016. Ảnh REUTERS

Mặc dù chưa từng giữ chức vụ chính trị nào, doanh nhân và cựu ngôi sao truyền hình thực tế đã đánh bại 16 ứng viên đảng Cộng hòa khác để giành chiến thắng đề cử và tiếp tục đánh bại ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, nhưng một số đảng viên Cộng hòa đã phản đối cam kết đi theo giáo lí đảng của ông Trump và tổ chức chống lại ông.

Trong đó phải kể đến cựu Thống đốc bang Florida - Jeb Bush, thống đốc Ohio - John Kasich và một số người trong phe xã hội bảo thủ.

Nhưng hôm 9/11, tất cả điều đó dường như đều được lãng quên và tha thứ, khi ông Trump chuẩn bị sẵn sàng nắm quyền với sự ủng hộ đa số của đảng Cộng hòa ở cả hai viện Quốc hội và lời hứa về một chương trình nghị sự quyết liệt.

Những người từng phản đối nay quay ra ủng hộ và trở thành đồng minh của ông.

Kiểm soát an toàn

Đại diện Đảng Dân chủ Chris Collins cho biết nếu không có những đối lập với tổng thống Obama, rất nhiều sự chia rẽ nội bộ đảng Cộng hòa sẽ tiêu tan.

Ông Trump đã thông qua nhiều phần của chính sách đối nội “Con đường tốt đẹp hơn” của Paul Ryan, phát ngôn viên của Hạ viện Mỹ. Chương trình nghị sự này đã xem xét lại kế hoạch thuế để có thể phù hợp với những đề xuất của đảng Cộng hòa.

Ông Trump cũng đề nghị cắt giảm thuế thu nhập cá nhân xuống còn 33% và đang lập kế hoạch để bãi bỏ Obamacare.

Thương mại, lợi ích

Có một sự khác biệt xảy ra khi ông Trump phản đối các giao dịch thương mại lớn trong khi các đảng viên Cộng hòa thường thích tự do thương mại.

Nhà tỉ phú cũng đã nhiều lần hứa không chạm đến lợi ích dịch vụ y tế và an sinh xã hội cho những người nghỉ hưu. Hầu hết đảng Cộng hòa tin rằng hai chính sách này giữ vai trò quan trọng để kiềm chế chi tiêu liên bang.

Ông Trump tuyên bố sẽ bãi bỏ luật cải cách tài chính Dodd-Frank và kêu gọi sự quay trở lại của luật Glass-Steagall những năm 1930 về tách biệt cơ chế hoạt động ngân hàng thương mại và đầu tư.

Đại diện Warren Davidson, thành viên bảo thủ cực đoan đảng Tự do trong Hạ viện cho rằng, Quốc hội có thể giành được thỏa thuận với ông Trump trong những vấn đề như thay thế Obamacare và tìm cách chuyển lợi nhuận của các công ty thành lập ở nước ngoài về nước và sử dụng tiền đó để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Richard Hunt, người đứng đầu Hiệp hội Ngân hàng tiêu dùng, vận động hành lang cho một số các ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ, cho rằng Đảng Cộng hòa phải hành động nhanh chóng để chứng minh họ thực sự có thể quản lí đất nước.

Thanh Hiền

(Theo Reuters)

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.