Tổng thống Hàn Quốc giữa cơn sóng gió

(Baonghean) - Hình ảnh người phụ nữ trên đỉnh cao chính trường Hàn Quốc buồn bã xin lỗi công chúng được truyền đi trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng trong và ngoài lãnh thổ xứ Đại Hàn hôm 4/11.

Giữa lúc bê bối chính trị đang dồn sức nặng lên chính quyền của bà Park Geun-hye, việc nữ chính khách cam kết hợp tác với giới công tố để điều tra cụ thể vụ việc là nỗ lực xoa dịu những cơn sóng dư luận bất bình mấy tuần qua.

Tổng thống Hàn Quốc trong bài phát biểu tại Nhà Xanh hôm 4/11. Ảnh: CNN.
Tổng thống Hàn Quốc trong bài phát biểu tại Nhà Xanh hôm 4/11. Ảnh: CNN.

2 tuần - 2 lần xin lỗi

Nếu có bầu chọn, chắc chắn nhân vật nổi bật nhất trên sân khấu chính trị thế giới tuần qua không ai khác chính là Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Thậm chí không quá khi nói rằng sức nóng bê bối đang hiển hiện tại Seoul chẳng hề kém cạnh so với diễn biến đường đua bầu cử Mỹ, với tần suất xuất hiện dày đặc trên các trang tin.

Trong động thái mới nhất, với bài phát biểu trên truyền hình ngày 4/11, Tổng thống Park đã đứng ra nhận trách nhiệm cá nhân trong bê bối lạm dụng quyền hạn đang phủ mây đen lên chính quyền của bà, đồng thời hứa sẽ hợp tác chặt chẽ với cơ quan điều tra. “Toàn bộ những chuyện đang xảy ra đều do lỗi của tôi” - lời xin lỗi lần thứ 2 trong 2 tuần gần đây kể từ khi bê bối liên quan đến vị nguyên thủ bị phát hiện.

Người phụ nữ số 1 của Hàn Quốc khẳng định thêm rằng mình không chịu sự điều khiển, chi phối của bất cứ ai, như một lời dẹp yên nhiều đồn đoán trái chiều đang lan nhanh trong dư luận.

Để “đong đếm” tương đối mức độ gây sóng gió đối với nền chính trị Hàn Quốc của vụ rắc rối vừa qua, hãng Gallup đã có cuộc thăm dò nhanh và đưa ra kết quả hôm 4/11. Theo đó, tỷ lệ ủng hộ nữ Tổng thống đã giảm tới 12 điểm phần trăm so với tuần trước, xuống chỉ còn vỏn vẹn 5% - con số được đánh giá là thấp kỷ lục trong lịch sử tiến hành các cuộc thăm dò dạng này kể từ năm 1988.

Có lẽ nhận thức được mức độ trầm trọng của cuộc khủng hoảng đang manh nha, bà Park nói với báo giới rằng các công tố viên cần điều tra rõ sự việc, những cá nhân dính líu đều cần nhận trách nhiệm nếu phạm sai lầm, kể cả bà. Nữ lãnh đạo 64 tuổi không nén nổi tâm lý xúc động: “Tôi khó có thể tha thứ cho bản thân mình, và đêm xuống không ngủ nổi khi nặng trĩu cảm giác buồn bã”.

Bán tín, bán nghi

Theo Reuters, giới chức công tố của Hàn Quốc đã từ chối đưa ra bình luận khi được hỏi liệu rằng bà Park có phải tham gia quá trình thẩm vấn của các điều tra viên hay không - điều chưa từng có tiền lệ đối với một Tổng thống đang tại nhiệm của Hàn Quốc.

Thế nhưng, từ phía lãnh đạo đảng đối lập đã bùng lên ý kiến cho rằng lời xin lỗi của bà Park thiếu chân thành. Choo Mi-ae - Chủ tịch đảng Dân chủ Hàn Quốc trong một tuyên bố cách đây không lâu tuy chưa lên tiếng yêu cầu bà Park từ chức, nhưng cũng đã thẳng thừng: “Tổng thống nên thôi nhúng tay vào các vấn đề quốc gia”. 

Trong suốt chiều dài lịch sử Hàn Quốc, chưa có Tổng thống nào phải dừng giữa chừng nhiệm kỳ 5 năm. Nhưng khả năng này không phải là không thể xảy ra khi hiện bà Park đang chật vật đối diện với khá nhiều yêu cầu từ dân chúng và đối thủ chính trị muốn bà từ nhiệm. Vòng tròn cố vấn thân cận của Tổng thống Park cũng đang xuất hiện rạn nứt, khi thành viên thứ 2 trong nhóm phụ tá của bà vừa bị bắt trong tuần này do bị tình nghi rò rỉ thông tin mật.

Không chỉ giới hạn tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực chính trị, vụ bê bối đang chứng tỏ “độ phình” khi tác động luôn cả thị trường tài chính, khiến đồng won và giá cổ phiếu trượt giảm so với tuần trước, nhà đầu tư ôm tâm lý bất ổn do lo ngại về tình hình chính trị.

Người dân Hàn Quốc đổ xuống đường phản đối Tổng thống sau vụ bê bối.
Người dân Hàn Quốc đổ xuống đường phản đối Tổng thống sau vụ bê bối.

Nhắc đến bạn cũ

Người bạn lâu năm của bà Park là tâm điểm của vụ bê bối, tức bà Choi Soon-sil, 60 tuổi, bị cáo buộc lợi dụng sự thân cận với nhà lãnh đạo Hàn Quốc để can thiệp vào các vấn đề quốc gia. Luật sư của người phụ nữ này mới đây đã cho biết đang mong chờ cơ quan công tố điều tra cụ thể xem liệu bà Choi có nhận tài liệu mật không phù hợp không, và thực hư lời đồn bà này tư lợi trái luật từ 2 tổ chức phi lợi nhuận ra sao.

Trong khi đó, về phần mình, khi nhắc đến người bạn thân, bà Park nói: “Thật đáng tiếc khi 1 cá nhân bị cáo buộc tư lợi và phạm một số điều luật, trong khi chúng tôi đang hợp tác với hy vọng giúp đỡ nền kinh tế quốc gia cũng như cuộc sống của nhân dân”.

Chỉ vỏn vẹn có thế, Tổng thống Hàn Quốc khép lại bài phát biểu, cúi chào và hướng về phía các phóng viên, nhắc lại lời xin lỗi. Tuyệt nhiên nhà lãnh đạo không trả lời thêm bất cứ câu hỏi nào. Bà Park trước đó từng thừa nhận rằng trong mối quan hệ với bà Choi, Tổng thống đã “hạ thấp bức tường cảnh giác” với người đã giúp đỡ mình trong suốt những giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời.

Khởi đầu của một tình bạn rắc rối đến vậy là thời điểm bà Park phải đảm đương nhiệm vụ Đệ nhất phu nhân, sau khi mẹ bà qua đời vì đỡ đạn cho cha bà là cựu Tổng thống Park Chung-hee trong một vụ ám sát. Kim Man-heum, người đứng đầu Viện nghiên cứu Chính trị và Ban lãnh đạo Hàn Quốc nhận xét: “Tôi cho rằng Tổng thống sẽ cố giành lại sự đồng cảm từ những người từng yêu mến mình, song bài phát biểu vừa rồi chưa đủ để sửa chữa sai lầm khủng hoảng ngay”.

Theo hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc, đến nay đã có khoảng 12.000 người biểu tình đòi Tổng thống của họ từ chức vì cho rằng bà không còn thích hợp với vai trò lãnh đạo quốc gia nữa. Đặc biệt với người trẻ, những người dưới độ tuổi 40, tỷ lệ ưu ái dành cho bà Park chỉ còn 1%. Liệu bà có vững vàng trước cơn bão đang ập đến, hay đành chấp nhận dang dở nhiệm kỳ Tổng thống? Đó không còn là vấn đề chỉ riêng người dân Hàn Quốc muốn tìm đáp án.

Phú Bình

(Theo Reuters, CNN)

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.