Tổng thống Nga Putin tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC

(Baonghean.vn) -  Các vấn đề hợp tác năng lượng, thương mại, an ninh, lương thực và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông là những vấn đề chính sẽ được Tổng thống Nga Vladimir Putin đề cập trong cuộc thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 24 tại thủ đô Lime, Peru trong hai ngày 19-20/11, phóng viên thường trực của Tổng thống Nga Yury Ushakov cho biết.

Tổng thống Vladimir Putin dẫn đầu đoàn đại biểu Nga tham dự APEC (ảnh: TASS)
Tổng thống Vladimir Putin dẫn đầu đoàn đại biểu Nga tham dự APEC (ảnh: TASS)

Hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra với chủ đề “Tăng trưởng chất lượng và Phát triển con người”,  APEC Peru 2016 tập trung thúc đẩy 4 ưu tiên chính: Liên kết kinh tế khu vực và tăng trưởng chất lượng; Thị trường lương thực khu vực; Hiện đại hóa doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; Phát triển vốn nhân lực. 

Theo Ushakov, một trong những vấn đề quan trọng nhất mà đoàn đại biểu Nga sẽ đặc biệt chú trọng tại Diễn đàn là thúc đẩy tăng trưởng sáng tạo, xây dựng môi trường giáo dục kinh tế chung ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APR), cuộc chiến chống khủng bố và tham nhũng, và tăng cường khả năng phòng bị cho trường hợp khẩn cấp. Đồng thời đoàn đại biểu của Nga sẽ đưa ra những kinh nghiệm của Liên minh kinh tế Á-Âu trong việc hội nhập kinh tế với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Những vấn đề này sẽ được thảo luận cụ thể theo nhóm. Ngày 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tổ chức cuộc họp theo nhóm với các thành viên của Hội đồng tư vấn kinh doanh, đại diện của Hiệp hội kinh doanh APEC.  Theo đó, Tổng thống Nga Putin sẽ làm việc với lãnh đạo của Canada, Đài Loan và Papua-New Guinea, và khoảng 10-12 doanh nghiệp bao gồm nhóm vấn đề thu hút đầu tư dài hạn, tăng cường ổn định tài chính, phát triển thương mại.

Ông Ushakov cho biết, trong khuôn khổ Hội nghị, vấn đề chống lại khủng bố cũng sẽ được phía Nga đề cập. “Nga sẽ đề nghị một số biện pháp nhằm tập trung ngăn chặn việc sử dụng các kênh ngầm tài trợ khủng bố. Nga luôn sẵn sàng hỗ trợ và ủng hộ thiết lập trung tâm trao đổi thông tin về hoạt động của phong trào khủng bố. Trọng tâm của cuộc đấu tranh chính là cuộc chiến chống lại “Nhà nước Hồi giáo IS”.

Ngoài việc tham gia  các phiên làm việc chính của Hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có các cuộc họp song phương, trong đó có cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc, Thủ tướng Nhật Bản, Tổng thống Philippines, Chủ tịch nước Việt Nam và Peru.

Mỹ Nga

(Theo TASS)

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.