5 vụ tham nhũng đình đám nhất thế giới

(Baonghean.vn) - Nhiều vụ tham nhũng của những chính trị gia hoặc quan chức quân đội mà sau khi được làm sáng tỏ, công chúng cảm thấy sốc vì số tiền hoặc tài sản chiếm được quá lớn.

1-  Nhận 400 năm tù vì “làm luật” để nhận hối lộ

Ông Ron Calderon đáng ra phải lĩnh án 400 năm tù nhưng lại rút êm sau một loạt bê bối.
Ông Ron Calderon đáng ra phải lĩnh án 400 năm tù nhưng lại rút êm sau một loạt bê bối.

Thượng nghị sĩ của tiểu bang California (Mỹ) có tên Ron Calderon phải hầu tòa vì hành vi nhận hối lộ. Ông đã đẩy mạnh việc ban hành và thực hiện một số điều luật có lợi cho một bệnh viện liên quan đến việc gian lận thanh toán, tham gia vào một vụ dàn xếp thuế ngành công nghiệp điện ảnh.

Có cả thảy 24 cáo trạng liên bang tố cáo thượng nghị sĩ Ron Calderon, một Đảng viên thuộc đảng Dân chủ xuất thân từ một gia đình chính trị có tiếng tăm tại vùng ngoại ô Los Angeles. Công tố viên cho rằng ông này là “nhà lập pháp giả mạo, dùng quyền lực và sự ảnh hưởng của mình để làm giàu bất chính cho bản thân và gia đình”.

Cụ thể, thông qua quyền lực và sức ảnh hưởng của mình, Ron Calderon đã sử dụng thông điệp “chi trả để tham gia được cuộc chơi” đối với những ai muốn được ông ủng hộ. Từ đó ông tha hồ trích xuất tiền hoặc yêu cầu các lợi ích tài chính khác.

Đặc biệt, cơ quan điều tra còn cáo buộc Ron Calderon nhận hối lộ thông qua việc yêu cầu một số doanh nghiệp, bệnh viện dàn xếp việc làm cho con trai lẫn con gái của ông với mức lương cao, bất chấp con ông không làm việc hoặc có làm nhưng không đáng kể. Chi tiết hơn, để đổi lấy lợi ích từ các điều luật mở rộng tín dụng thuế cho ngành công nghiệp điện ảnh do Ron Calderon ban hành, các hãng phim thuê con gái của ông làm việc với mức lương 3.000 USD/tháng.

Ron Calderon không nhận tội nhưng Chủ tịch Thượng viện bang Pro Tem Darrell Steinberg đã kêu gọi ông từ chức hoặc nghỉ phép. Các công tố viên cho biết: “Nếu bị kết tội theo các cáo trạng, Ron Calderon có thể phải đối mặt với mức án gần 400 năm tù, người anh của ông có thể lãnh 160 năm tù”.

2 - 20 nhân viên mất 2 đêm dài mới nghiệm thu hết…4 xe tải tài sản

Thiếu tướng quân đội Trung Quốc Cốc Tuấn San tham nhũng được 4 xe tải đồ quý hiếm.
Thiếu tướng quân đội Trung Quốc Cốc Tuấn San tham nhũng được 4 xe tải đồ quý hiếm.

Vụ tham nhũng của Thiếu tướng Cốc Tuấn San hồi tháng 8/2012 đã được giữ bí mật trong thời gian dài. Đây có thể được coi là vụ án tham nhũng lớn nhất trong quân đội Trung Quốc những năm gần đây.

Trong số những món đồ bị tịch thu tại nhà ông Cốc có cả bức tượng cố chủ tịch Mao Trạch Đông bằng vàng, chậu rửa bằng vàng, mô hình thuyền bằng vàng cùng nhiều thùng rượu Mao Đài.

Hai anh em nhà ông Cốc cũng sở hữu nhiều ngôi nhà gần khu biệt thự của ông. Ba ngôi nhà được thông với nhau bằng một đường hầm có chiều dài 30 m với đầy những thùng rượu Mao Đài đắt tiền. tin tức đăng tải trên tờ tạp chí Caixin cho biết, hầu hết những thùng rượu này vẫn còn nguyên bởi ông Cốc không sống ở đây nhiều năm qua.

Ông Cốc, người từng phụ trách các vấn đề bất động sản và cơ sở hạ tầng trong quân đội trước khi được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu Cần, đã bị chú ý và điều tra từ tháng ngày 19/1/2012 vì “các vấn đề kinh tế” (ám chỉ hành vi tham nhũng). Một tháng sau, ông ta bị xóa tên khỏi trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc.

Ông Cốc sở hữu hàng chục căn hộ với mỗi cơ ngơi có diện tích gần 200 m2 trong khu vực nội thành Bắc Kinh. Vị cựu chủ tịch Tổng cục Hậu cần khai rằng ông định dùng những căn hộ đó làm “quà biếu”. Ngoài ra, ở Thượng Hải, mỗi miếng đất của quân đội được bán với giá 2 tỷ nhân dân tệ và 6% số tiền này chảy vào túi ông Cốc.

Không chỉ vậy, ông Cốc còn thuê người viết một bài hoàn toàn bịa đặt về những chiến công cách mạng của cha mình nhằm nâng cao danh tiếng và trục lợi. Thậm chí, ông này còn xây riêng một “nghĩa trang cách mạng” cho người cha.

3 - Tổng thống hối lộ nhận án tù chung thân

Cựu Tổng thống Philippines nhận án tù chung thân vì tham nhũng.
Cựu Tổng thống Philippines nhận án tù chung thân vì tham nhũng.


Tờ Daily Inquirer (Philippines) ngày 11/9/2013 dẫn lại tin cựu tổng thống Philippines Joseph Estrada (giữ chức tổng thống từ 1998 đến 2001) đã bị cáo buộc có hành vi tham nhũng ngay trong cung điện. Ông Joseph Estrada bị tố đã nhận số tiền trị giá khoảng 11,7 triệu USD tiền bảo kê từ Luis “Chavit” Singson - Thống đốc tỉnh Manila. Ông cũng bị cáo buộc đã ép các hệ thống an sinh xã hội mua cổ phiếu để ông nhận được khoản tiền hoa hồng lên tới 4,7 triệu USD; nhận hối lộ các sòng bạc và biến tiền thuế thành tài sản cá nhân.

Sự phản đối của ông Joseph Estrada cùng với việc chưa đủ chứng cứ đã khiến phiên tòa xét xử Joseph Estrada kéo dài sáu năm, từ năm 2001 đến ngày 11-9-2007. Sau đó, mặc dù thoát khỏi án tử hình nhưng Joseph Estrada cũng phải nhận tù chung thân. Ngoài ra, vị cựu tổng thống còn bị tuyên phạt 15,5 triệu USD, tịch thu một khu biệt thự mà ông đã mua bằng tiền hối lộ.

4 - Thẻ tín dụng “không đáy”

Arnoldo Aleman - Tổng thống Nicaragua từ năm 1997-2002
Arnoldo Aleman - Tổng thống Nicaragua từ năm 1997-2002

Arnoldo Aleman - Tổng thống Nicaragua từ năm 1997-2002. Ngay sau khi rời nhiệm sở năm 2002, Tổng thống đời thứ 81 của Nicaragua bị bắt với cáo buộc tham nhũng liên quan đến 100 triệu USD trong các quỹ nhà nước. Năm 2003, ông bị kết tội rửa tiền, gian lận, biển thủ và vi phạm bầu cử, bị kết án 20 năm tù giam. Vụ tham nhũng tiếp tục bị phanh phui và thêm 14 người khác bị bắt giữ, bao gồm nhiều thành viên gần gũi trong gia đình tổng thống.

Aleman nổi tiếng với việc sử dụng một thẻ tín dụng “không đáy” của chính phủ cho các chi tiêu cá nhân, các khoản tiền bao gồm 25.955USD cho tuần trăng mật tại Italia, 68.506USD cho chi phí khách sạn và hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ trong đợt đi nghỉ ở Ấn Độ (với vợ), và 13.755USD cho 1 đêm tại khách sạn Ritz Carlton ở Bali.

Tiền tham nhũng của ông được rửa qua các công ty vỏ bọc và tài khoản đầu tư giả ở Panama và Hoa Kỳ, sau đó sử dụng để mua các tài sản có giá trị cao bao gồm bất động sản và chứng chỉ tiền gửi. Các tài khoản cũng được sử dụng để phân chia số tiền tham ô cho các thành viên gia đình của ông này.

5 - Mỗi ngày nửa triệu USD

 

Pavlo Lazarenko, Thủ tướng Ukraine từ 1996-1997. Một tính toán của Liên hiệp quốc cho thấy Pavlo Ivanovych Lazarenko đã biển thủ 200 triệu USD từ ngân sách nhà nước (tương đương nửa triệu USD/ngày trong thời gian làm thủ tướng). Số tiền này sau đó được chuyển vào nhiều tài khoản ngân hàng ở Ba Lan, Thụy Sĩ và Antigua (một đảo thuộc quần đảo Leeward nằm trong biển Caribe), sau đó được rửa thông qua những công ty bình phong ở Hoa Kỳ và dùng để mua nhiều tài sản.

Vào tháng tháng 12-2008, Lazarenko đã bị chính phủ Thụy Sĩ bắt giữ về tội rửa tiền khi ông vượt biên từ nước Pháp sang, nhưng được thả sau đó vài tuần sau khi đóng 3 triệu USD bảo lãnh. Vài tháng sau, Ukraine tước quyền miễn trừ ngoại giao của ông và ông trốn sang Hoa Kỳ.

Nhưng ở đó ông cũng bị bắt giữ vì nghi ngờ nhập cảnh bất hợp pháp. Sau đó ông bị truy tố về 53 tội danh âm mưu, rửa tiền, lừa đảo và vận chuyển của gian. Vào tháng 11-2009, ông bị một tòa án California phạt tù 97 tháng, phải nộp phạt hơn 9 triệu USD tiền mặt và 22,8 triệu USD dưới các dạng tài sản khác. Lazarenko đã được thả khỏi một nhà tù liên bang Hoa Kỳ vào tháng 11-2012.

Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.