Bản thông điệp đặc biệt của Tổng thống Nga

(Baonghean)-Tổng thống đọc Thông điệp Liên bang là sự kiện thường niên tại Nga, nhưng luôn được người dân nước này đón đợi và theo dõi sát. Năm ngoái, Tổng thống Putin mào đầu diễn văn bằng vấn đề khủng bố của thế giới, chiến dịch của Nga tại Syria và quan hệ của nước này với “kẻ thù” chính khi ấy là Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng bản thông điệp đặc biệt năm nay lại chứa nhiều nét khác…

Putin bước vào hội trường chuẩn bị đọc Thông điệp Liên bang hôm 1/12. Ảnh: Tass.
Putin bước vào hội trường chuẩn bị đọc Thông điệp Liên bang hôm 1/12. Ảnh: Tass.

Cải thiện quan hệ nước lớn

Sau kết quả bầu cử Mỹ, dư luận đang háo hức mong chờ những diễn biến mới nhất trong mối quan hệ giữa 2 cường quốc hàng đầu thế giới, khi tín hiệu về một sự khởi sắc đang được phát đi từ cả 2 phía. Nhiều người cứ ngỡ sẽ phải mất nhiều thập niên nữa Mỹ - Nga mới đạt tới chặng này, nhưng có vẻ như “gió đã đổi chiều” chỉ trong chớp mắt. Sau nhiều năm hục hặc căng thẳng, điều mà thế giới đang hồi hộp phỏng đoán là mối quan hệ giữa Nga với phương Tây sẽ sớm được bình thường hóa.

Ngày đầu tiên của tháng cuối cùng năm 2016, Tổng thống Putin đã dùng bài diễn văn thường niên của mình từ hội trường lớn Điện Kremlin để chìa cánh tay hữu nghị với chính quyền sắp tới của Mỹ. Theo một bài viết trên trang điện tử RT của Nga thì giọng điệu trong bài phát biểu vẫn có phần thận trọng nhất định. 

Dẫu vậy, đây vẫn là “đèn xanh” cho chiều hướng khả quan của quan hệ giữa 2 nước lớn khi đặt trong bối cảnh trọng tâm thông điệp năm nay không dồn vào vấn đề đối ngoại, minh chứng là dù chính quyền Kiev đang tìm cách khiêu khích Moskva khi lên kế hoạch phóng tên lửa ngay sát Bán đảo Crimea, chẳng có từ “Ukraine” nào được Putin thốt lên trong bài phát biểu lớn của năm. 

Hay như Syria - điểm nóng của khu vực và thế giới cũng chỉ thảng hoặc được nhà lãnh đạo nước Nga đề cập, chủ yếu là để nhấn mạnh mong muốn thiết lập một liên minh toàn cầu quy mô hơn để chiến đấu chống chủ nghĩa khủng bố. Putin vạch rõ: “Chúng ta cùng nhau gánh vác trách nhiệm bảo đảm an ninh và ổn định trên toàn cầu”. 

Và như vậy, chắc hẳn đây là tin vui khi đến tai Donald Trump - người sắp chuyển vào sống trong Nhà Trắng vào tháng tới. Tổng thống sắp kế nhiệm của nước Mỹ đã kiên định nhấn mạnh khát khao cải thiện quan hệ Washington - Moskva ngay từ những ngày còn tranh cử quyết liệt với đối thủ Đảng Dân chủ, và giờ thì đã hoàn toàn sáng rõ rằng ông sẽ có một đối tác đầy thiện chí và sẵn lòng hợp tác tại Điện Kremlin.

Tổng thống Nga phát biểu trước 2 viện Quốc hội Nga tại Điện Kremlin. 	Ảnh: AFP.
Tổng thống Nga phát biểu trước 2 viện Quốc hội Nga tại Điện Kremlin. Ảnh: AFP.

Trọng tâm đối nội

Có lẽ chính vì khả năng các vấn đề đối ngoại khó có thể tiềm ẩn diễn biến xấu hay khó lường, nên phần lớn bài diễn văn được dành để đề cập đến những mối lo đối nội, phản ánh một đường hướng mới mẻ trong cách thức tiếp cận các vấn đề phát sinh trong lãnh thổ nước Nga.

Putin mạnh mẽ quả quyết về mức độ mà “công lý bao hàm việc mở rộng các quyền tự do”, nói về một chiến dịch trấn áp tham nhũng ngày càng được chú trọng, phát đi thông điệp rằng, những vụ bắt giữ gần đây “không phải chỉ mang tính hình thức” để dân chúng hiểu rõ. 

Bày tỏ sự giận dữ đối với những lãnh đạo khu vực mà ông cho là lười biếng và chỉ biết bản thân, Tổng thống Nga khiển trách họ bằng những từ ngữ mạnh mẽ: “Thưa các thống đốc, các ngài có tự tin rằng quyết định mình đưa ra đã sáng suốt nhất? Hãy hỏi người dân xem họ muốn làm gì với đường phố, sân chơi… của họ. Đừng giấu mình trong văn phòng, đừng sợ gặp trực tiếp mặt đối mặt với dân chúng, nhất là trong những vấn đề liên quan đến phát triển đô thị”.

Bản thông điệp của Putin cũng nhắc đến tình hình tài chính chậm chuyển biến của Nga. Ông tuyên bố: “Gần đây Nga gặp phải những thách thức và đòn trừng phạt kinh tế nghiêm trọng, nhằm khiến chúng ta quên mất lợi ích quốc gia. Nhưng chúng ta có sự ổn định kinh tế vĩ mô, đã và đang duy trì dự trữ tài chính và tăng dự trữ ngoại hối”.

Ông cũng thừa nhận kinh tế Nga chững lại chủ yếu là do các vấn đề đối nội, chứ không phải do các lệnh cấm vận mang tính trừng phạt của phương Tây áp đặt trong khủng hoảng Ukraine: “Nguyên do chính dẫn đến chiều hướng đi xuống của nền kinh tế trước hết nằm ở các vấn đề trong nước”.

Về vấn đề này, nhiều chuyên gia Nga cho rằng, những biện pháp mang tính cưỡng ép nói trên trên thực tế lại có lợi trong dài hạn. Nhất là khi nhìn vào khía cạnh Moskva phản ứng trước đòn trừng phạt bằng việc hạn chế nhập khẩu nông sản, sẽ thấy rằng sản xuất trong nước ở lĩnh vực này có dấu hiệu nở rộ. Thực tế, Tổng thống Nga cũng có thiên hướng ủng hộ lập luận này, khi ông hé lộ rằng từ chỗ một quốc gia chuyên nhập khẩu lúa mỳ không lâu trước đây, “giờ Nga thu từ xuất khẩu thực phẩm nhiều hơn bán vũ khí”.

Người dân Nga theo dõi và ghi lại thông điệp  của Tổng thống. 	Ảnh: Tass
Người dân Nga theo dõi và ghi lại thông điệp của Tổng thống. Ảnh: Tass

Kề vai sát cánh

Diễn văn trước toàn thể liên bang năm nay của ông chủ Điện Kremlin cũng nhắc đến sự cải thiện trong tình hình nhân khẩu học của nước Nga và cho rằng, Nga đã chứng tỏ sự phát triển hơn so với hầu hết các nước châu Âu. Năm tới, mọi ánh mắt sẽ đổ dồn về các hoạt động kỷ niệm 100 năm các cuộc cách mạng Nga năm 1917.

Cả 2 cuộc khởi nghĩa tháng Hai và tháng Mười vẫn còn để lại dư âm mạnh mẽ cho thế hệ hiện nay của nước Nga, và Tổng thống Putin đã khẳng định: “Chúng ta cần những bài học lịch sử để phục vụ cho sự đoàn kết, hòa giải hiện nay”. Ông cũng chỉ ra rằng đất nước của mình không thể phát triển nếu nhà nước không đủ sức mạnh, nếu thiếu Chính phủ phù hợp, thậm chí có thể dẫn đến những hệ quả không ai mong đợi như một số ví dụ đã và đang diễn ra gần đây.

Nhà lãnh đạo xứ bạch dương cũng khen ngợi người Nga đương đại vì sự đoàn kết, kề vai sát cánh, không cho phép manh nha chia rẽ trong cộng đồng, nhất là trong những thời khắc xáo động gần đây. Với Putin, lý giải cho tinh thần đoàn kết ấy chính là “chất keo” từ những giá trị yêu nước của người Nga, bởi dân Nga luôn sẵn sàng cống hiến cho đất nước, cho dân tộc mình.

Bài diễn văn khép lại, nhưng dư âm trong lòng dân chúng của Putin vẫn còn mãi, họ xem bản thông điệp là lúc nhìn lại 1 năm đã qua và là kim chỉ nam cho 1 năm cần nhiều nỗ lực hơn nữa sắp tới. Như giới chuyên gia nhận định, có thể thế hệ các nhà lãnh đạo tương lai của nước Nga đang bắt đầu xuất hiện, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, trong lòng dân chúng Nga, vẫn chưa có nhân vật nào sánh được với Putin - chính khách được yêu mến hàng đầu.

Thu Giang (Theo RT)

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.