Dấu ấn Ngoại trưởng Mỹ John Kerry

(Baonghean.vn) - Chỉ còn ít ngày nữa ông John Kerry sẽ không còn nắm giữ chức vụ Ngoại trưởng Mỹ nữa, nhưng những đóng góp quan trọng của ông sẽ luôn được ghi nhớ. Trước lúc rời khỏi cương vị Ngoại trưởng ông có chuyến thăm Việt Nam từ 12 - 13/1. Đây là chuyến công du cuối cùng của ông trên cương vị Ngoại trưởng.

Ông John Kerry (thứ hai từ trái sang) sinh năm 1943, tốt nghiệp đại học Yale ngành Khoa học Chính trị năm 1966. Sau khi tốt nghiệp, ông đã tham gia vào lực lượng Hải quân của quân đội Mỹ. (ảnh: BostonGlobe).
Ông John Kerry (thứ hai từ trái sang) sinh năm 1943, tốt nghiệp đại học Yale ngành Khoa học Chính trị năm 1966. Sau khi tốt nghiệp, ông đã tham gia vào lực lượng Hải quân của quân đội Mỹ. (Ảnh: BostonGlobe).
Ông John Kerry (ngoài cùng, bên phải) và các sỹ quan khác trong đội tuần tra hồi tháng 3/1969. (Ảnh: BostonGlobe).
Ông John Kerry (ngoài cùng, bên phải) và các sỹ quan khác trong đội tuần tra hồi tháng 3/1969. (Ảnh: BostonGlobe).
Ông Kerry từng được nhận các huy chương như Sao Bạc, Sao Đồng, và ba Trái tim Tím. (Ảnh: BostonGlobe).
Ông Kerry từng được nhận các huy chương như Sao Bạc, Sao Đồng, và ba Trái tim Tím. (Ảnh: BostonGlobe).
Trở về Mỹ sau thời gian tham chiến ở Việt Nam, ông John Kerry trở thành người phát ngôn và là Chủ tịch của Hội cựu chiến binh Mỹ phản chiến.(ảnh: AP).
Trở về Mỹ sau thời gian tham chiến ở Việt Nam, ông John Kerry trở thành người phát ngôn và là Chủ tịch của Hội cựu chiến binh Mỹ phản chiến.(ảnh: AP).
Ông Kerry theo dõi qua truyền hình khi Tổng thống Richard Nixon tuyên bố về lệnh ngừng bắn sau Hiệp định Paris tháng 1/1973. (Ảnh: BostonGlobe).
Ông Kerry theo dõi qua truyền hình khi Tổng thống Richard Nixon tuyên bố về lệnh ngừng bắn sau Hiệp định Paris tháng 1/1973. (Ảnh: BostonGlobe).
Sau khi tốt nghiệp trường Luật Boston năm 1976, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trở thành trưởng công tố quận Middlesex, Massachusetts. (ảnh: C-Span).
Sau khi tốt nghiệp trường Luật Boston năm 1976, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trở thành trưởng công tố quận Middlesex, Massachusetts. (Ảnh: C-Span).
Năm 1982, John Kerry đắc cử chức phó thống đốc bang Massachusetts. (ảnh: Politico).
Năm 1982, John Kerry đắc cử chức phó thống đốc bang Massachusetts. (Ảnh: Politico).
Năm 1984, John Kerry được bầu làm Thượng nghị sĩ và giữ vị trí này trong 4 nhiệm kỳ liên tiếp. Với tư cách là Chủ tịch Uỷ ban phụ trách các vấn đề POW/MIA, John Kerry hợp tác chặt chẽ với Thượng nghị sĩ John McCain để tìm hiểu sự thật về binh sĩ mất tích tại Việt Nam và thúc đẩy quá trình bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Ông nói chuyện với Thượng nghị sĩ John McCain trong phiên họp hồi tháng 1/1992. (Ảnh: AP).
Năm 1984, John Kerry được bầu làm Thượng nghị sĩ và giữ vị trí này trong 4 nhiệm kỳ liên tiếp. Với tư cách là Chủ tịch Uỷ ban phụ trách các vấn đề POW/MIA, John Kerry hợp tác chặt chẽ với Thượng nghị sĩ John McCain để tìm hiểu sự thật về binh sĩ mất tích tại Việt Nam và thúc đẩy quá trình bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Ông nói chuyện với Thượng nghị sĩ John McCain trong phiên họp hồi tháng 1/1992. (Ảnh: AP).
Năm 2004, ông John Kerry quyết định đứng ra tranh cử vào chiếc ghế Tổng thống Mỹ. (ảnh: Politico).
Năm 2004, ông John Kerry quyết định đứng ra tranh cử vào chiếc ghế Tổng thống Mỹ. (Ảnh: Politico).
Tuy không giành được chiến thắng tại chiến dịch tranh cử năm 2004, nhưng ứng cử viên đảng Dân chủ John Kerry đã nhận được cảm tình của nhiều người dân Mỹ. Ông John Kerry mỉm cười với người ủng hộ tại chiến dịch tranh cử ở Colorado vào ngày 23/10/2004. (ảnh: Politico).
Tuy không giành được chiến thắng tại chiến dịch tranh cử năm 2004, nhưng ứng cử viên đảng Dân chủ John Kerry đã nhận được cảm tình của nhiều người dân Mỹ. Ông John Kerry mỉm cười với người ủng hộ tại chiến dịch tranh cử ở Colorado vào ngày 23/10/2004. (Ảnh: Politico).
Ông John Kerry nhận được 48,3% lá phiếu phổ thông trong khi ông George W. Bush chiến thắng với 50,7%. (ảnh: Politico).
Ông John Kerry nhận được 48,3% lá phiếu phổ thông trong khi ông George W. Bush chiến thắng với 50,7%. (Ảnh: Politico).
Ngày 21/12/2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama chính thức thông báo quyết định đề cử Thượng nghị sĩ John Kerry là lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ, thay thế bà Hillary Clinton. (ảnh: Reuters).
Ngày 21/12/2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama chính thức thông báo quyết định đề cử Thượng nghị sĩ John Kerry là lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ, thay thế bà Hillary Clinton. (Ảnh: Reuters).
Với cương vị là Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry luôn có cách tiếp cận riêng biệt, cổ điển, người muốn hiểu biết về đối thủ của mình để biến họ thành những người bạn. (ảnh: Getty).
Với cương vị là Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry luôn có cách tiếp cận riêng biệt, cổ điển, người muốn hiểu biết về đối thủ của mình để biến họ thành những người bạn. (Ảnh: Getty).
Trong những năm tháng trên cương vị Ngoại trưởng, ông John Kerry đã kiên trì thuyết phục các bên để đạt được thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt giữa Iran và 6 cường quốc trên thế giới, trong đó có Mỹ, và một thỏa thuận quốc tế về chống biến đổi khí hậu. Bức ảnh chụp ông bế cháu gái trong lúc ký vào thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu hồi tháng 4/2016. (Ảnh: Getty).
Trong những năm tháng trên cương vị Ngoại trưởng, ông John Kerry đã kiên trì thuyết phục các bên để đạt được thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt giữa Iran và 6 cường quốc trên thế giới, trong đó có Mỹ, và một thỏa thuận quốc tế về chống biến đổi khí hậu. Bức ảnh chụp ông bế cháu gái trong lúc ký vào thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu hồi tháng 4/2016. (Ảnh: Getty).
Cả những người chỉ trích hay ca ngợi ông John Kerry đều cho rằng ông là người làm việc không biết mệt mỏi, không tuân theo khuôn mẫu, và đặc biệt là không sợ thất bại. (ảnh: Getty).
Cả những người chỉ trích hay ca ngợi ông John Kerry đều cho rằng ông là người làm việc không biết mệt mỏi, không tuân theo khuôn mẫu, và đặc biệt là không sợ thất bại. (Ảnh: Getty).
Chuyến thăm đến Việt Nam lần này là chuyến công du cuối cùng của ông John Kerry trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ. Từ năm 2013 đến nay, ông đã đi khoảng 2,2 triệu km, nhiều hơn những người tiền nhiệm và đến thăm 91 quốc gia trong 585 ngày. (ảnh: AP).
Chuyến thăm đến Việt Nam lần này là chuyến công du cuối cùng của ông John Kerry trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ. Từ năm 2013 đến nay, ông đã đi khoảng 2,2 triệu km, nhiều hơn những người tiền nhiệm và đến thăm 91 quốc gia trong 585 ngày. (Ảnh: AP).
Sắp tới, dù ông John Kerry không còn nắm giữ chức vụ Ngoại trưởng Mỹ nữa, nhưng những đóng góp quan trọng của ông sẽ luôn được ghi nhớ. (ảnh: Getty).
Sắp tới, dù ông John Kerry không còn nắm giữ chức vụ Ngoại trưởng Mỹ nữa, nhưng những đóng góp quan trọng của ông sẽ luôn được ghi nhớ. (Ảnh: Getty).

 Kim Ngọc

(Tổng hợp)

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.