Hàng chục nghị sỹ Dân chủ tẩy chay lễ nhậm chức của ông Trump

Các nghị sỹ đảng Dân chủ tẩy chay lễ nhậm chức của ông Donald Trump vì không ủng hộ chương trình nghị sự của Chính quyền mới.

Yahoo News đưa tin, khoảng hơn 20 nhà lập pháp của đảng Dân chủ đã thông báo ý định tẩy chay lễ nhậm chức của ông Donald Trump trong tuần này để phản đối những kế hoạch mà Tổng thống đắc cử vạch ra cho đất nước.

 Người biểu tình phản đối ông Donald Trump. (Ảnh: WSJ)
Người biểu tình phản đối ông Donald Trump. (Ảnh: WSJ)

Con số hơn 20 nghị sĩ chỉ là phần rất nhỏ trong tổng số 535 nghị sĩ ở lưỡng viện Quốc hội Mỹ nhưng ý định tẩy chay lễ nhậm chức lại đại diện cho sự phá vỡ những gì được coi là truyền thống của nước Mỹ.

Các nghị sĩ tẩy chay lễ nhậm chức của Trump giải thích rằng, những gì họ làm là hợp lý để phản đối chương trình nghị sự mà họ cho là “khắc nghiệt” của ông Trump.

Nghị sỹ đảng Dân chủ Barbara Lee của bang California nói với Yahoo News cho biết, bà không muốn chứng kiến lễ nhậm chức của ông Trump sau khi trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã nói về việc tạm cấm người Hồi giáo đến Mỹ và xây dựng bức tường ngăn cách ở khu vực biên giới Mỹ - Mexico.

“Tôi luôn nghĩ về những điều này. Tôi suy nghĩ rất cẩn thận về những gì ông ấy (Trump) nói và rất không đồng tình, bởi tôi tin vào dân chủ”, bà Barbara Lee nói.

Dù các cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, Bill Clinton, Jimmy Carter đều cho biết họ sẽ tham dự buổi lễ, bà Hillary Clinton – đối thủ của ông Trump trong cuộc bầu cử vừa qua cũng được mời nhưng bà Barbara Lee khẳng định sẽ “bỏ qua” Lễ nhậm chức, bởi mỗi người có một cách tiếp cận vấn đề khác nhau.

Nghị sỹ Luis Gutierrez của bang Illinois nói về ý định tẩy chay lễ nhậm chức của ông Trump: “Tôi không còn mặt mũi nào nhìn vợ, con gái hay cháu tôi nếu tôi ngồi đó tham dự lễ nhậm chức của ông Trump sau những gì ông ấy nói về phụ nữ, về người Latin, người da đen hay người Hồi giáo”.

Nghị sỹ đảng Dân chủ Raúl Grijalva bang Arizona giải thích ý định của mình: “Tôi vắng mặt trong lễ nhậm chức này không phải tôi thiếu tôn trọng với Chính phủ mà chúng tôi có trong nền dân chủ vĩ đại này. Đó là hành động cá nhân để phản đối sự thiếu tôn trọng của chính quyền sắp tới với hàng triệu, hàng triệu người dân Mỹ”.

Trong khi đó, nghị sĩ đảng Dân chủ bang Oregon Earl Blumenauer viết trên Facebook cá nhân cho biết, ông sẽ trở về nhà lắng nghe ý kiến của cử tri trong ngày Trump nhậm chức để chuẩn bị cho “cuộc tấn công sắp tới nhằm vào các giá trị Mỹ cũng như những chính sách được nhiều người ủng hộ”.

Nghị sỹ dân chủ Massachusetts Katherine Clark trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Boston Globe cho rằng, nếu bà tham dự buổi lễ nhậm chức thì chẳng khác nào ủng hộ “bình thường hóa” và thúc đẩy “niềm tin mù quáng” vào phân biệt giới, phân biệt chủng tộc…

Nghị sĩ Nydia Velazquez bang New York thậm chí còn cho biết, thay vì tham dự lễ nhậm chức, bà sẽ tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối ông Trump.

Cũng trong ngày 16/1, truyền thông Mỹ dẫn tuyên bố của DisruptJ20, một nhóm phản đối Tổng thống đắc cử Donald Trump, khẳng định nhóm này sẽ phối hợp tổ chức các cuộc biểu tình quy mô lớn tại thủ đô Washington DC và nhiều thành phố khác của Mỹ để phản đối lễ nhậm chức của ông Trump vào ngày 20/1.

Trong khi đó, tờ USA Today dẫn nguồn từ Cơ quan Dịch vụ Công viên Quốc gia Mỹ (NPS) cho biết hiện đã có 27 nhóm biểu tình xin được giấy phép tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Trump, lớn gấp 4 lần so với số lượng trung bình các nhóm biểu tình tham gia các lễ nhậm chức tổng thống từ trước tới nay. 

Theo ước tính của NPS, sẽ có khoảng 200.000 người tham gia biểu tình phản đối ông Trump vào cuối tuần này./. 

Theo VOV

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.