Phản ứng của châu Âu đối với quan điểm của ông Donald Trump

Chính sách thương mại cứng rắn của nước Mỹ dưới thời tân Tổng thống Donald Trump đang thu hút sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới, trong đó có các quốc gia châu Âu với những phản ứng khác nhau.

Tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) của Anh ngày 23/1 nhận định chủ nghĩa bảo hộ sẽ chi phối toàn bộ chính sách thương mại của Chính quyền Mỹ dưới thời ông Donald Trump.

Ông Donald Trump đã ký nhiều sắc lệnh sau khi chính thức trở thành Tổng thống Mỹ. (Nguồn: AP)Ông Donald Trump đã ký nhiều sắc lệnh sau khi chính thức trở thành Tổng thống Mỹ. (Nguồn: AP)
Ông Donald Trump đã ký nhiều sắc lệnh sau khi chính thức trở thành Tổng thống Mỹ. (Nguồn: AP)

Báo này cho rằng ông Trump đã bắt đầu những bước đi nhằm cụ thể hóa chính sách bảo hộ thương mại ngay sau khi tiếp quản quyền lực từ người tiền nhiệm Barack Obama với việc quyết định đưa Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đồng thời cảnh báo giới doanh nghiệp nước này về các hậu quả của việc dịch chuyển hoạt động sản xuất ra bên ngoài lãnh thổ Mỹ.

Nhiều khả năng ông Donald Trump cũng sẽ tuyên bố từ bỏ các nỗ lực nhằm ký kết một thỏa thuận tương tự giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), được biết đến với tên gọi Hiệp định Đối tác Đầu tư và Thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP). 

Cùng ngày, quan chức phụ trách đàm phán thương mại của Liên minh châu Âu (EU) cho rằng sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ thương mại tại nước Mỹ dưới thời ông Donald Trump hiện nay càng nêu bật tầm quan trọng hơn bao giờ hết của thỏa thuận thương mại phải khó khăn mới đạt được giữa EU và Cananda.

Phát biểu tại Nghị viện châu Âu, bà Cecilia Malmstroem, Ủy viên Thương mại EU, nhấn mạnh đây là thời điểm EU cần thể hiện sự đoàn kết giữa các thành viên trong khối, cũng như với các đối tác quan trọng bên ngoài như Canada "để chứng minh rằng các thỏa thuận thương mại đang thực sự phát huy hiệu quả."

Lời kêu gọi này được bà Malmstroem đưa ra nhằm thuyết phục các nghị sỹ Nghị viện châu Âu thông qua thỏa thuận thương mại được EU và Canada ký kết tháng 10 năm ngoái sau 7 năm chuẩn bị.

Ngoài sự phê chuẩn của Nghị viện châu Âu, thỏa thuận này còn cần đến sự thông qua của hơn 30 nghị viện quốc gia và khu vực thành viên EU. 

Bà Cecilia Malmstroem nhấn mạnh: "Kể từ sau sự kiện khai tử, hay còn được gọi là hủy bỏ hoặc chôn vùi TPP, nhiều nước đang trông đợi vào Liên minh châu Âu mà muốn thấy chúng ta lên tiếng khẳng định sự đoàn kết." 

Trong khi đó Thủ tướng Hungary Viktor Orban lại lên tiếng hoan nghênh chủ trương bảo hộ được Tổng thống Mỹ thể hiện qua khẩu hiệu "America First" (Nước Mỹ trước hết).

Phát biểu ngày 23/1 trong một hội nghị kinh tế, Thủ tướng Hungary cho rằng chủ trương của ông Donald Trump đã "mở đường cho các nước khác đi theo." 

Ông Viktor Orban cũng cảnh báo châu Âu nên từ bỏ "ảo tưởng về chủ nghĩa liên bang"./.

Theo Vietnamplus

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.