Trào lưu ra nước ngoài trốn Tết ở Trung Quốc

Chán cảnh ăn Tết ở trong nước và thu nhập dư dả là những lý do khiến nhiều người dân Trung Quốc chọn đi du lịch nước ngoài trong dịp Tết Nguyên Đán.

Năm nay, thay vì về Thượng Hải đón Tết Nguyên đán, Shi Ying cùng gia đình quyết định đi Nhật Bản du lịch và mua sắm. Cô bay vào ngày 27/1 và dành 7 ngày khám phá Kyoto, Tokyo.

"Bố mẹ tôi đều rất thích đi du lịch trong dịp Tết", cô nói với Bloomberg. "Hy vọng là tôi có thể gói gọn chi tiêu cho chuyến đi trong 80.000 tệ (11.700 USD)".

30 tuổi, Shi hiện làm việc cho một tổ chức phi chính phủ tại Bắc Kinh. Dịp lễ Tết những năm gần đây, cô và người thân đều chọn đi du lịch ở Singapore, Malaysia, Thái Lan, Mỹ.

Trao luu ra nuoc ngoai tron Tet o Trung Quoc hinh anh 1
Khách du lịch Trung Quốc chụp hình với một cảnh sát đồng hương tại Italy. Ảnh: AP.

Trải nghiệm khác biệt

Việc người dân Trung Quốc có xu hướng đi du lịch nước ngoài phần nào là kết quả của việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng liên tục ở mức ít nhất 6,7% kể từ năm 1990, qua đó khiến người dân có thêm “của ăn của để”.

Tuy nhiên, điều quan trọng với những người như Shi là chuyến đi này giúp cô thoát khỏi cảnh tàu xe đông đúc cũng như sự nhàm chán trong những ngày Tết ở quê nhà.

"Đi du lịch nước ngoài trong dịp Tết cũng chỉ tốn kém ngang với nhiều điểm đến trong nước. Bố mẹ tôi không hề muốn một kỳ nghỉ buồn chán khi cả 3 đều chỉ quanh quẩn ở nhà tại Thượng Hải", cô chia sẻ.

Theo bà Catherine Lim - chuyên gia phân tích của Bloomberg tại Singapore, làn sóng du lịch nước ngoài cũng được tạo ra bởi chính sách hạn chế sinh con của chính phủ Trung Quốc trong thời gian dài. Giới trẻ Trung Quốc, vốn ngày càng có điều kiện kinh tế hơn các thế hệ trước, muốn đi khám phá thế giới.

“Khi gia đình ngày càng ít người, chẳng có mấy việc cần phải làm trong dịp Tết”, bà Lim nói. “Những người trẻ muốn dành tiền để trải nghiệm những điểm đến mới hơn là mua những chiếc túi Hermes đắt tiền”.

Thay vì trở về quê ở đông bắc Trung Quốc, Xi Chunhui sẽ đi chơi ở Macau, Singapore và Hong Kong cùng bạn bè trong 11 ngày.

"Tết ở quê năm nào cũng như nhau", Xi, biên tập viên báo điện tử 27 tuổi, chia sẻ. "Tôi không nghĩ việc tôi không về nhà sẽ khiến mọi người buồn".

Hàng không hốt bạc

Dịp Tết năm nay, diễn ra từ 27/1 đến 2/2, chứng kiến "cuộc di cư" lớn nhất lịch sử nhân loại tại Trung Quốc. Hơn 414 triệu người dân nước này dự kiến đi lại bằng tàu hoặc máy bay, tương đương tất cả người dân Liên minh châu Âu (EU) đều di chuyển.

Trong bối cảnh đó, làn sóng ra nước ngoài đón Tết tại Trung Quốc ngày càng phổ biến. Các chuyến bay đi quốc tế trong dịp Tết dự kiến đạt mức kỷ lục là 6 triệu hành khách, với các điểm đến hàng đầu là Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á.

Trao luu ra nuoc ngoai tron Tet o Trung Quoc hinh anh 2
Cảnh đông đúc thường thấy tại sân bay, ga tàu... Trung Quốc vào mỗi dịp Tết. Ảnh: Getty.

“Tết Nguyên Đán là giai đoạn cao điểm của các hãng hàng không Trung Quốc”, ông Steve Saxon, đối tác của công ty tư vấn McKinsey tại Thượng Hải, nói với Bloomberg. “Đối với nhiều người, Tết là cơ hội hiếm hoi trong năm để đi du lịch dài ngày”.

Cục Hàng không dân sự Trung Quốc ước tính khoảng 58,3 triệu người đi lại bằng máy bay, tăng 10% so với năm trước. Ông Saxon cho biết các hãng hàng không Trung Quốc kiếm được khoảng 20% doanh thu cả năm trong dịp này.

China Southern Airlines, hãng hàng không lớn nhất châu Á, đã bổ sung 3.600 chuyến bay trong dịp Tết này, mở rộng dịch vụ vận chuyển đến Australia và New Zealand. Xiamen Airlines, công ty thành viên của China Southern Airlines, cũng tăng cường thêm 100 chuyến đến các điểm du lịch nổi tiếng như Bali hay Maldives.

Ông Hu Nan, giám đốc kinh doanh quốc tế của Xiamen Airlines, cho biết: “Không chỉ chúng tôi mà tất cả các hãng ở Trung Quốc dồn tất cả mọi nguồn lực cho việc đi lại trong Tết Nguyên Đán”.

Trong khi đó, theo mạng du lịch trực tuyến Ctrip.com, người Trung Quốc sẽ đi đến 174 địa điểm bên ngoài đại lục trong hơn 9 ngày dịp Tết Nguyên Đán. “Hãng hàng không nào cũng sẽ hốt bạc trong kỳ nghỉ này”, ông Will Horton, chuyên gia phân tích của Trung tâm Hàng không CAPA ở Hong Kong, nhận định.

Đi Nhật mua kem đánh răng

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, Trung Quốc hiện là quốc gia có công dân ra nước ngoài du lịch nhiều nhất thế giới, với 128 triệu người chi tổng số tiền 292 tỷ USD trong năm 2015.

Nhu cầu đi lại dịp Tết tăng cao đến mức vé rẻ đã không còn từ 50 ngày trước ngày khởi hành. Những chiếc vé đắt đỏ trong dịp này đã giúp các hãng hàng không bù đắp cho những lúc thấp điểm.

Trao luu ra nuoc ngoai tron Tet o Trung Quoc hinh anh 3
Du khách Trung Quốc tại khu phố mua sắm Ginza ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Bloomberg.

Ở đầu ngược lại, các điểm đến như Nhật Bản, Australia, thậm chí Israel đang triển khai chính sách visa thông thoáng, có hiệu lực trong thời gian dài để thu hút du khách từ Trung Quốc. Thậm chí, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) còn cấp visa ngay tại điểm đến cho khách từ Trung Quốc.

Theo Cơ quan Du lịch Quốc gia Nhật Bản, năm 2016, khách Trung Quốc đến Nhật Bản tăng 28%, đạt 6,4 triệu người, nhiều nhất trong số du khách nước ngoài đến xứ sở mặt trời mọc.

Theo một thống kê khác, khách Trung Quốc bỏ ra tổng cộng 12,8 tỷ USD để mua sắm khi đi du lịch Nhật Bản. Người Trung Quốc đặc biệt ưa chuộng hàng công nghệ, hàng xa xỉ, đồ tiêu dùng như mỹ phẩm hay kem đánh răng của Nhật Bản, vì họ cho rằng những mặt hàng này có chất lượng tốt hơn ở quê nhà.

Theo Zing

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.