Triển vọng kinh tế Nga sáng dần nhờ 'yếu tố Donald Trump'?

Phái đoàn của Nga đến tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos năm nay với một tâm thế lạc quan, điều hoàn toàn trái ngược với một năm trước đó.

Một siêu thị ở Nga. (Nguồn: Asharq Al-Awsat)
Một siêu thị ở Nga. (Nguồn: Asharq Al-Awsat)


Một năm trước, tình hình ở Nga khó khăn hơn, khi giá dầu gần mức thấp kỷ lục (dưới 30 USD/thùng) trong 12 năm và sự trừng phạt của phương Tây khiến nền kinh tế và các thị trường tài chính nước này chao đảo. 

Tuy nhiên, thị trường cổ phiếu và trái phiếu đã tăng khoảng 50%, nhờ giá dầu phục hồi và những hy vọng gần đây rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ nới lỏng các biện pháp trừng phạt Moskva.

Kinh tế Nga tuy vẫn đang trong giai đoạn đầu của sự phục hồi nhưng hứa hẹn sẽ tốt lên sau 2 năm khốn khó. Dầu mỏ, nguồn thu quan trọng của nước này, đã tăng trở lại trên 50 USD/thùng và hoạt động chế tạo trong tháng 12 tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2011, một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế bắt đầu tăng trở lại. 

Và một điều nữa cần phải nói đến là "yếu tố Donald Trump." Tỷ phú bất động sản Mỹ đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống hồi tháng 11 năm ngoái, với những cam kết đưa ra trong chiến dịch vận động tranh cử, trong đó có việc cải thiện quan hệ với Nga. 

Mấy ngày trước khi chính thức nhậm chức, ông hứa hẹn chấm dứt trừng phạt Nga với điều kiện đặt ra là một thỏa thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân với Nga.

Tại diễn đàn ở Davos lần này, nhiều quan chức và người đứng đầu các doanh nghiệp Nga nhận định rằng các thị trường sẽ tiếp tục phục hồi trong năm nay.

Ông Andrei Guryev, Giám đốc điều hành tập đoàn sản xuất phân bón PhosAgro, cho rằng đây là một trong những diễn đàn mà Nga lạc quan nhất trong vài năm qua, khi các đối tác phương Tây (nhất là các ngân hàng và các nhà đầu tư) lại có thể nói đến chuyện đầu tư tại Nga. 

Người đứng đầu Quỹ đầu tư trực tiếp quốc gia của Nga, Kirill Dmitriev nhận định thị trường chứng khoán Nga có thể tăng thêm 50% nữa hoặc hơn, không chỉ nhờ việc nới lỏng trừng phạt mà còn nhờ kinh tế tăng trưởng.

Theo VN+

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.