Đức triển khai binh sỹ tới Litva, củng cố sườn phía Đông

(Baonghean.vn) - Ngày 7/2, hàng trăm binh sỹ Đức đã tới Litva. Đây là quân số thuộc lực lượng tiểu đoàn NATO đa quốc gia triển khai tại đây. Đây là một phần nỗ lực của liên minh quân sự này nhằm củng cố lực lượng tại sườn phía Đông, từ đó đối phó với những hành động được cho là khiêu khích từ phía Nga.

Tiểu đoàn trên là một trong số 4 tiểu đoàn của NATO được triển khai tới Litva và 3 nước khác trên cơ sở luân chuyển, nhằm đối phó với những hành động được cho là khiêu khích từ Nga. Đội quân của Đức sẽ dẫn đầu lực lượng, bao gồm các binh sỹ tới từ Bỉ, Hà Lan và Pháp. Lực lượng này sẽ đạt con số thành viên là 1200 vào mùa xuân này.

 Binh lính Đức có mặt tại sân bay ở thủ đô Vilnius, Litva. Ảnh: Press TV.
Binh lính Đức có mặt tại sân bay ở thủ đô Vilnius, Litva. Ảnh: Press TV.

Phát biểu tại căn cứ quân sự Rukla, Tây Bắc thủ đô Vilnius, Tổng thống Litva Dalia Grybauskaite cho biết sự hiện diện chưa từng có này của liên minh tại Litva “nhằm tăng cường đáng kể khả năng đánh chặn của NATO”, trong suốt quá trình “xây dựng quân đội xung quanh khu vực biên giới của chúng tôi và đối phó với các hành động khiêu khích trong khu vực của chúng tôi.”

Cùng có mặt tại căn cứ Rukla, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen đã hoan nghênh sự có mặt của binh sỹ Đức, đồng thời cho biết “động thái này đã gửi đi một thông điệp rõ ràng và quan trọng tới tất cả: NATO luôn đứng vững và đoàn kết.”

Ba đơn vị tương tự của NATO, dẫn đầu bởi Mỹ, Canada và Anh, sẽ được triển khai trong năm nay tại các nước gồm Ba Lan, Latvia và Estonia. Các nước này đã yêu cầu triển khai binh sỹ kể từ sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.

NATO luôn quan ngại các hành động từ phía Nga, gây phương hại an ninh các quốc gia thành viên ở khu vực Đông Âu. Ảnh: Sputnik.
NATO luôn quan ngại các hành động từ phía Nga, gây phương hại an ninh các quốc gia thành viên ở khu vực Đông Âu. Ảnh: Sputnik.

Phía Moskva luôn chỉ trích NATO tìm cách kìm hãm Nga. Hồi năm ngoái, Moskva đã triển khai tên lửa Iskander có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tới khu vực Kaliningrad, nằm ở khu vực tiếp giáp Litva và Ba Lan, khiến giới chức NATO quan ngại và coi đây là “mối đe dọa chính” tới an ninh của các quốc gia thành viên NATO, trong đó có Litva. Do đó việc triển khai binh sỹ tới Litva được coi là một bằng chứng hữu hình về cam kết của liên minh cho an ninh của quốc gia Đông Bắc Âu này.

Trong nhiều năm trở lại đây, Litva tiêu tốn khoảng nửa tỷ euro để trang bị các loại xe bọc thép, pháo binh và xe tải quân sự.

Lan Hạ

(Theo AFP)

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.