Gieo tình yêu Việt Nam trong lòng người Nhật

(Baonghean.vn) - "Tôi không mong muốn kiếm được thật nhiều tiền, hay nổi tiếng. Tôi chỉ mong người Nhật có điều kiện thưởng thức, yêu văn hóa, phong tục quê hương Việt Nam ngay trên đất nước mặt trời mọc”. Đây là chia sẻ của Thanh Tú, chủ của quán Hoa Sữa, một địa chỉ nổi tiếng dành cho người Nhật thích khám phá nền văn hóa Việt Nam.

Đường dẫn vào quán Hoa Sữa.
Đường dẫn vào quán Hoa Sữa.

Quán được mở cách đây 4 năm bởi 1 cô gái người Việt xinh xắn tên Thanh Tú. Cô đến Nhật du học bởi tình yêu cuồng nhiệt với văn hóa Nhật bản. Sau khi tốt nghiệp, bạn làm việc chính quyền TP Shizuoka, công việc rất ổn định.

Tuy nhiên, với tính cách ham tìm tòi, thích sự đổi mới trong cuộc sống, và hơn hết muốn người Nhật cũng sẽ yêu văn hóa Việt như chính bạn đang yêu văn hóa Nhật, chỉ lý do đơn giản đó bạn đã rời bỏ cơ quan, mở quán cà phê nhỏ mang tên “cafe võng Raichi”, với menu khá giản dị: phở ,chả giò, trà Hoa sen, cà phê Việt.

Thanh Tú đã tự mình làm gần như tất cả các khâu từ thiết kế mô hình quán, sơn tường, làm cửa, thiết kế bảng hiệu và.... đến cả những chiếc bàn. Tất cả mọi cái trong quán đều do bàn tay nhỏ bé của cô gái Việt này tạo ra,nên mỗi đồ vật có mỗi nét riêng không cái nào giống cái nào, tạo nên nét đặc trưng mà không một quán cà phê nào có được.

Đi vào hoạt động một thời gian, sự đặc biệt của quán đã thu hút đông đảo người Nhật trên cả nước, truyền hình và báo chí đưa tin khá nhiều, khiến Thanh Tú nảy ra ý định táo bạo hơn “để quảng bá văn hóa Việt Nam".

"Không thể dừng lại chỉ cho khách thưởng thức món Việt và chỉ thấy mình tôi mặc trang phục Việt, mà tôi còn muốn để khách có cảm giác như đang đến du lịch tại Việt Nam”, Tú hào hứng chia sẻ.

Để thực hiện ước mơ đó Thanh Tú đã mở thêm 1 không gian rộng hơn Raichi, đó là quán Hoa Sữa. Ở đó, Thanh Tú bày bán rất nhiều những đồ dùng hàng ngày của người Việt xưa như ấm nhôm, giỏ tre, giỏ nhựa và các loại đồ thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số, võng, đèn lồng, chỉ may, vải... Tất cả đều một tay Tú tự về Việt Nam lựa chọn.

Thanh Tú, chủ quán Hoa Sữa.
Thanh Tú, chủ quán Hoa Sữa.

Ngoài ra Tú còn có một dịch vụ nữa đó là cho khách mặc áo dài truyền thống Việt Nam. “Tôi chỉ muốn cho khách đến đây có những bức ảnh đẹp với áo dài, để khách luôn nhớ đến đất nước tôi”, Thanh Tú cho biết. "Giá thuê áo dài chỉ như cho không. Số tiền khách thuê áo dài trả chỉ đủ để trả tiền giặt là mỗi khi họ mặc xong”.

Khách của quán Tú đến 90 % là khách Nhật, từ người nổi tiếng trong giới nghệ sỹ đến những người giản dị bình thường nhất. Tất cả đều được quán phục vụ ân cần và cởi mở. Người Nhật biết đến quán qua truyền hình, báo mạng, các blog của những người đã từng đến quán.

Những người từng đến đều có chung một cảm xúc: “Tôi thực sự đã đi nước ngoài mà không qua một giờ đi máy bay nào”. Thậm chí khi phóng viên đài truyền hình đến ghi hình còn nói đùa rằng: “Chúng tôi dường như đang không phải ghi hình tại Nhật.”

"Tôi không mong muốn kiếm được thật nhiều tiền, hay nổi tiếng. Tôi chỉ mong người Nhật có điều kiện thưởng thức, yêu văn hóa, phong tục quê hương Việt Nam ngay trên đất nước Mặt trời mọc”, Thanh Tú bày tỏ và cho biết thêm: "Những người đến quán phần lớn sau đó sẽ đi du lịch Việt Nam để trải nghiệm những gì mà họ đã nghe được qua câu chuyện từ quán Hoa Sữa.

Một số hình ảnh về quán Hoa Sữa, tại TP Shizuoka, Nhật Bản:

Quán Hoa Sữa nhìn từ ngoài vào.
Quán Hoa Sữa nhìn từ ngoài vào.
Đồ dùng của người Việt được bày bán trong quá.
Đồ dùng của người Việt được bày bán trong quán.
Những cô gái Nhật trong trang phục áo dài truyền thống Việt Nam.
Những cô gái Nhật trong trang phục áo dài truyền thống Việt Nam.
Quán nhận được nhiều sự quan tâm của truyền thông Nhật Bản.
Quán nhận được nhiều sự quan tâm của truyền thông Nhật Bản.

Lệ Quyên

(Osaka, Nhật Bản)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.