Người được Trump chọn làm Bộ trưởng Hải Quân từ chối nhận chức

Người được Tổng thống Donald Trump chọn vào vị trí Bộ trưởng Hải quân đã từ chối nhận chức, viện dẫn lý do liên quan đến tính riêng tư và lợi ích tài chính.

Philip Bilden thông báo quyết định chỉ vài ngày sau khi Nhà Trắng cho biết ông đã cam kết 100% đảm nhiệm vai trò này.

Bilden từng là một sĩ quan tình báo quân đội từ năm 1986 đến 1996 và là Giám đốc điều hành công ty HarbourVest. Ông có kiến thức thâm sâu về biển, có bề dày kinh nghiệm về châu Á, đặc biệt là về Trung Quốc.

Philip Bilden từ chối đề cử làm Bộ trưởng Hải quân trong chính quyền Donald Trump. (Ảnh: Telegraph)
Philip Bilden từ chối đề cử làm Bộ trưởng Hải quân trong chính quyền Donald Trump. (Ảnh: Telegraph)

Tháng trước, Tổng thống Donald Trump tuyên bố muốn Bilden ngồi vào ghế lãnh đạo Hải quân và lựa chọn này được giới chuyên gia mô tả là "tuyệt vời".

Trong một thông cáo, Biden giải thích cho quyết định của mình: "Sau một quá trình đánh giá kéo dài, tôi xác định mình không thể thỏa mãn các yêu cầu của Văn phòng Đạo đức Chính phủ mà không phá vỡ quá mức và từ bỏ các lợi ích tài chính riêng của gia đình tôi".

Việc Bilden từ chối nhận chức khiến cho Tổng thống Trump cùng Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis thiếu nhân sự lãnh đạo cả Hải quân và Lục quân.

Vincent Viola - người được tân Tổng thống chọn làm Bộ trưởng Lục quân - cũng đã rút lui vào đầu tháng này. Lý do mà ông đưa ra là không đủ khả năng "vượt qua" tiến trình phê chuẩn và các quy định của Bộ Quốc phòng liên quan đến các doanh nghiệp gia đình./.

Theo Vietnamnet

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.