Cuộc đời Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long qua ảnh

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã bỏ lại sau lưng một sự nghiệp đầy triển vọng trong giới học thuật để trở về Singapore và tiếp nối con đường chính trị của cha. Nhân dịp ông có cuộc thăm chính thức Việt Nam từ ngày 21-23/3, cùng Báo Nghệ An điểm lại những hình ảnh ấn tượng trong cuộc đời của ông.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sinh ngày 10/2/1952, là con cả của vợ chồng cố thủ tướng và là
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sinh ngày 10/2/1952, là con cả của vợ chồng cố thủ tướng và là "cha đẻ" nước Singapore hiện đại, ông Lý Quang Diệu. Ông đang có chuyến thăm chính thức lần thứ ba tới Việt Nam trên cương vị thủ tướng, từ ngày 21 đến 24/3.
Lý Hiển Long và các bạn trong lễ tốt nghiệp lớp 6 năm 1963. Thủ tướng Singapore sinh ngày 10/2/1952.
Lý Hiển Long và các bạn trong lễ tốt nghiệp lớp 6 năm 1963. 
Ông Lý Quang Diệu cùng con trai và các thành viên trong gia đình chơi cờ tướng tại vườn nhà năm 1965.
Ông Lý Hiển Long cùng cha và các thành viên trong gia đình chơi cờ tướng tại vườn nhà năm 1965.
Năm 1973, Lý Hiển Long tốt nghiệp hạng ưu ngành Khoa học Máy tính của Trường Trinity thuộc Đại học Cambridge (Anh) và đạt cả danh hiệu Senior Wrangler. Senior Wrangler có thể xem là
Năm 1973, ông Lý Hiển Long tốt nghiệp hạng ưu ngành Khoa học Máy tính của Trường Trinity thuộc Đại học Cambridge (Anh) và đạt cả danh hiệu Senior Wrangler. Senior Wrangler có thể xem là "Trạng nguyên" hoặc "Thủ khoa" về toán ở Đại học Cambridge và thường được miêu tả là "danh hiệu học thuật cao quý nhất có thể đạt được trên đất Anh". 
Chàng trai Lý Hiển Long trong bộ quân phục năm 1973. Ông gia nhập Lực lượng Vũ trang Singapore (SAF) năm 1971.
Chàng trai Lý Hiển Long trong bộ quân phục năm 1973. Ông gia nhập Lực lượng vũ trang Singapore (SAF) năm 1971.
Ở tuổi 32, ông Lý Hiển Long khởi đầu sự nghiệp chính trị và đắc cử vào quốc hội tháng 12/1984.
Ở tuổi 32, ông Lý Hiển Long khởi đầu sự nghiệp chính trị và đắc cử vào quốc hội tháng 12/1984.
Ông Lý Hiển Long chụp ảnh cùng Ngô Tác Đống, lúc đó là Phó thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, khi đang theo dõi một cuộc tập dượt cho lễ diễu binh ngày Độc lập năm 1985. Ông đã được cha, khi đó là Thủ tướng Lý Quang Diệu, bổ nhiệm vào chức vụ Quốc vụ khanh thuộc bộ thương mại và công nghiệp và bộ quốc phòng tháng 12/1984, sau đó ông trở thành quyền Bộ trưởng thương mại và công nghiệp năm 1986, và sau đó là Thứ trưởng quốc phòng.
Ông Lý Hiển Long chụp ảnh cùng Ngô Tác Đống, lúc đó là Phó thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, khi đang theo dõi một cuộc tập dượt cho lễ diễu binh ngày Độc lập năm 1985. Ông đã được cha, khi đó là Thủ tướng Lý Quang Diệu, bổ nhiệm vào chức vụ Quốc vụ khanh thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp và Bộ Quốc phòng tháng 12/1984, sau đó ông trở thành quyền Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp năm 1986, và sau đó là Thứ trưởng quốc phòng.
Ông Lý Hiển Long trong lễ cưới với bà Ho Ching năm 1985. Ông trở thành Phó thủ tướng khi ông Ngô Tác Đống đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng Singapore tháng 11/1990.
Ông Lý Hiển Long trong lễ cưới với bà Ho Ching năm 1985. Ông trở thành Phó Thủ tướng khi ông Ngô Tác Đống đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng Singapore tháng 11/1990.
Ông Lý Hiển Long tham dự một hội nghị năm 2001. Năm 1998, ông Lý Hiển Long được bổ nhiệm vào chức vụ Chủ tịch Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore, và Bộ trưởng tài chính năm 2001.
Ông Lý Hiển Long tham dự một hội nghị năm 2001. Năm 1998, ông Lý Hiển Long được bổ nhiệm vào chức vụ Chủ tịch Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore, và Bộ trưởng tài chính năm 2001.
Ông Lý Hiển Long trở thành Thủ tướng Singapore năm 2004. Trong ảnh là quang cảnh lễ nhậm chức của ông năm đó.
Ông Lý Hiển Long trở thành Thủ tướng Singapore năm 2004. Trong ảnh là quang cảnh lễ nhậm chức của ông năm đó.
Ông Lý Hiển Long chụp ảnh cùng nội các mới tháng 5/2011 sau khi đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền của ông chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2011.
Ông Lý Hiển Long chụp ảnh cùng nội các mới tháng 5/2011 sau khi đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền của ông chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2011.
Khi được hỏi về việc đảng đối lập chỉ chiếm một số ghế rất nhỏ so với đảng Nhân dân Hành động cầm quyền và Singapore không thật sự cởi mở về các vấn đề ngoài kinh tế, Lý Hiển Long cho rằng:
Khi được hỏi về việc đảng đối lập chỉ chiếm một số ghế rất nhỏ so với đảng Nhân dân Hành động cầm quyền và Singapore không thật sự cởi mở về các vấn đề ngoài kinh tế, Lý Hiển Long cho rằng: "Việc cử tri bầu cho tôi và đảng của tôi không có nghĩa đất nước chúng tôi không cởi mở". Trong ảnh, Thủ tướng Lý Hiển Long đến thăm một khu phố trong chiến dịch vận động tranh cử hồi tháng 9/2015.
Nói về vai trò của ASEAN, ông Lý cho rằng việc Singapore là thành viên ASEAN là một điều hữu ích và thiết yếu đối với quốc gia này.
Nói về vai trò của ASEAN, ông Lý cho rằng việc Singapore là thành viên ASEAN là một điều hữu ích và thiết yếu đối với quốc gia này. "(ASEAN) không tham vọng như Liên minh châu Âu (EU), nó không nhắm đến việc hợp nhất chính trị hay hòa nhập kinh tế toàn bộ. Nhưng nó là chiếc phao cứu sinh mà nhờ đó tiếng nói của chúng tôi có sức nặng hơn trên thế giới", ông nói. Trong vấn đề Biển Đông, lợi ích của Singapore là tự do hàng hải, luật pháp quốc tế và sự gắn kết của ASEAN. Trong ảnh, ông Lý và lãnh đạo các nước ASEAN trong hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 9/2016. 
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore từ 28 đến 30/8/2016.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tiếp Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của chủ tịch tới Singapore từ 28 đến 30/8/2016.
Thủ tướng Singapore được xem là người thường xuyên tương tác với người dân trên Facebook. Facebook cá nhân của ông có hơn 1 triệu lượt người
Thủ tướng Singapore được xem là người thường xuyên tương tác với người dân trên Facebook. Facebook cá nhân của ông có hơn 1 triệu lượt người "thích", là kết hợp giữa một kênh thông báo các vấn đề quan trọng và những hình ảnh đời thường của thủ tướng. Ông Lý cũng rất thích đăng tải những bức ảnh do ông tự chụp mỗi ngày và ảnh "tự sướng" cùng các lãnh đạo khác và người dân.

Kim Ngọc

(tổng hợp)

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.