Ứng viên Đại sứ Mỹ tại Nga, ông là ai?

Đại sứ mới của Mỹ tại Nga được cho là sự lựa chọn an toàn cho Tổng thống nhưng ông còn phải vượt qua bài kiểm tra độ trung thành với ông Trump.

Quan chức Mỹ cho biết ông Jon Huntsman, cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc dưới thời Tổng thống Barack Obama, cựu Thống đốc bang Utah, đã chấp nhận đề cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump trở thành tân Đại sứ Mỹ tại Nga.

ung vien dai su my tai nga la ai hinh 1
Ông Jon Huntsman được Tổng thống Trump đề cử làm Đại sứ Mỹ tại Nga. Ảnh: EPA.

Ông Huntsman từng ra tranh cử Tổng thống năm 2012 và cũng có lúc đã nằm trong danh sách ứng cử viên Ngoại trưởng Mỹ của Tổng thống Donald Trump.

Eli Lake, bình luận viên của Bloomberg, cho rằng, về bề nổi thì ông Jon Huntsman là sự lựa chọn an toàn cho ông Donald Trump bởi cựu Thống đốc bang Utah này từng đảm nhiệm vai trò Đại sứ Mỹ tại Singapore dưới thời Tổng thống George W. H. Bush và Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc dưới thời Tổng thống Barack Obama.

Và trong một thời đại mà tính lưỡng đảng ở Mỹ được đề cao như hiện nay, ông Huntsman khẳng định được uy tín của mình với tư cách là một người trung lập và nhận được sự ủng hộ của cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ.

Là người đại diện của chính quyền Trump tại Moscow, ông Huntsman mang theo trọng trách hiện thực hóa hy vọng của tân Tổng thống về cải thiện mối quan hệ với Nga.

Tuy nhiên, nhà phân tích Eli Lake cho rằng ông Huntsman sẽ còn phải vượt qua bài kiểm tra độ trung thành với Tổng thống Trump.

Quan hệ thăng trầm từ lâu

Cựu thống đốc bang Utah tỏ ra khá chậm trễ trong việc công khai sự ủng hộ đối với bất cứ ứng cử viên nào đại diện đảng Cộng hòa tranh cử Tổng thống năm 2016.

Cuối cùng thì ông Huntsman cũng ủng hộ ông Trump khi sự ủng hộ dành cho ứng cử viên này đã quá rõ rệt.

Nhưng sau đó chính ông Huntsman lại kêu gọi ông Trump rút lui khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng hồi tháng 10/2016 sau khi một đoạn ghi âm những lời lẽ không hay của ông Trump về phái nữ bị đào xới lại và phát tán rộng rãi.

Cùng là tỷ phú nhưng trái ngược quan điểm trong kinh doanh

Tập đoàn Huntsman của gia đình ông có nhà máy hóa chất ở khắp nơi trên thế giới và đã chuyển rất nhiều việc làm đến những nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo Bloomberg Businessweek ước tính, trong năm 2011, hơn 1.000 trong số 12.000 lao động của Tập đoàn Huntsman là ở Trung Quốc. Và trong xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của các công ty hóa chất hoạt động tại Trung Quốc, doanh thu của Tập đoàn Huntsman trong giai đoạn 2009 – 2010, khi ông còn là Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh, đã tăng 57% (theo Businessweek).

Trong khi đó, cam kết chính của ông Trump trong chiến dịch tranh cử vừa qua là đưa việc làm của các công ty Mỹ ở nước ngoài trở về nước. Ông Trump đã đề xuất mức thuế lên tới 35% đối với các công ty Mỹ đưa việc làm ra nước ngoài, nghĩa là không loại trừ công việc kinh doanh của gia đình Huntsman.

Dù như thế nào, cũng như nhiều tỷ phú khác trong bộ máy chính quyền của Tổng thống Donald Trump, ông Huntsman sẽ phải từ bỏ việc kinh doanh để đảm bảo yêu cầu không xung đột lợi ích nếu được bổ nhiệm.

Khác biệt cả về quan điểm ngoại giao

Về ngoại giao, ông Huntsman, dù trong thời gian giữ chức Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc hay trước và sau đó, đều đóng góp cho việc tăng cường quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh, ủng hộ quan hệ thương mại bình thường lâu dài giữa 2 bên.

Trong khi đó, ông Trump là người chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ nhất, đặc biệt trong vấn đề thương mại, cáo buộc Bắc Kinh “nẫng tay trên” nhiều việc làm của người dân Mỹ và thao túng thị trường tiền tệ.

Ông Trump cũng từng chỉ trích ông Huntsman trên cương vị Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc. Trong loạt dòng Tweet năm 2011 – 2012, ông Trump, khi đó vẫn còn là một doanh nhân, đã gọi ông Huntsman là “nhẹ dạ” và “yếu đuối”, cho rằng Trung Quốc đã “bắt nạt” được nước Mỹ trong nhiệm kỳ vị Đại sứ này.

Quan chức chính quyền Mỹ cho biết ông Huntsman và ông Trump đã cố gắng chôn vùi những khác biệt của họ trong quá trình chuyển giao quyền lực vừa qua.

Với việc bổ nhiệm ông Huntsman làm Đại sứ Mỹ tại Nga, một vị trí quan trọng trong chiến lược ngoại giao của mình, dường như Tổng thống Trump đang trao cho cựu Thống đốc bang Utah này cơ hội để trở thành một trong những thân tín của ông.

Theo VOV

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.