Cuộc bầu cử thay đổi nền chính trị Pháp

(Baonghean.vn)- Vòng 1 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp 2017 đã kết thúc với kết quả không khác nhiều với những dự báo. Nhưng điều đó càng củng cố cho quan điểm rằng nền chính trị Pháp đã thay đổi. Và như thế, cuộc đua ở vòng 2 cũng sẽ không có gì là chắc chắn.

Cờ

Cuộc bầu cử Pháp và lựa chọn của cử tri đặt Liên minh châu Âu EU trước những vấn đề lớn (New York Times)

Kết cục lạ lẫm

Theo kết quả do Bộ Nội vụ Pháp công bố sau khi kiểm gần như toàn bộ 47 triệu phiếu bầu, ứng cử viên độc lập Emmanuel Macron dẫn đầu với 23,82% số phiếu giành được, trong khi bà Marine Le Pen, ứng cử viên cực hữu về thứ hai với 21,58% số phiếu ủng hộ. Trong số 9 ứng cử viên bị loại, 2 ứng cử viên chủ chốt gồm cựu Thủ tướng Francois Fillon giành được chưa tới 20% phiếu bầu gần tương đương với nhà lãnh đạo phong trào cực tả Jean-Luc Melenchon.

Như vậy, ông Macron và bà Le Pen sẽ cùng nhau bước vào vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Pháp, dự kiến diễn ra vào ngày 7/5 tới. Phát biểu trước những người ủng hộ tại Paris sau khi có kết quả sơ bộ, ông Macron tuyên bố ông muốn huy động sự ủng hộ “lớn nhất có thể” trước khi cuộc bầu cử vòng hai diễn ra vào ngày 7/5 tới.

Ông Macron cảm ơn những người ủng hộ vì một chiến dịch “đã thay đổi tiến trình của đất nước”. Ứng cử viên sinh năm 1977 này cũng kêu gọi người dân Pháp hãy tin tưởng vào châu Âu thay vì sợ hãi, được cho là một lời ám chỉ tới chiến dịch chống Liên minh châu Âu (EU) của bà Le Pen. Còn bà Marine Le Pen cũng tuyên bố giành chiến thắng trong vòng một cuộc bầu cử tổng thống Pháp và gọi kết quả bầu cử là "sự kiện mang tính lịch sử". Bà Le Pen cho rằng sự sống còn của nước Pháp đang bị đe dọa và đã đến lúc giải phóng người dân Pháp khỏi "những người thống trị kiêu ngạo".

Lãnh đạo nhiều nước châu Âu cũng đã lên tiếng bày tỏ quan điểm, trong đó nhiều nhà lãnh đạo và chính trị gia chúc mừng ứng cử viên Emmanuel Macron. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đã gửi lời chúc mừng tới ứng cử viên được đánh giá là “thân châu Âu” Emmanuel Macron, đồng thời chúc ứng cử viên 39 tuổi này “may mắn” trong vòng 2 cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào ngày 7/5 tới.

Ứng viên

Nếu chiến thắng trong vòng 2, ông Emmanuel Macron sẽ trở thành nhà lãnh đạo trẻ nhất trong lịch sử nước Pháp hiện đại (Telegraph).

Còn Thủ tướng Đức Angela Merkelcũng chúc ông Macron “những điều tốt đẹp nhất” trong hai tuần tới, ám chỉ cuộc chạy đua vòng hai vào điện Elysee. Nhà lãnh đạo Đức cho rằng việc ứng cử viên Macron với đường lối ủng hộ một Liên minh châu Âu (EU) mạnh và nền kinh tế thị trường là điều tốt đẹp.

Còn Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel nhận định ông Macron sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo của nước Pháp. Thủ tướng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen chúc mừng ứng cử viên Macron và cho rằng châu Âu cần một nước Pháp cải cách và cởi mở, đồng thời bày tỏ tin tưởng ông Macron sẽ giành chiến thắng trước ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen.

Như vậy, lần đầu tiên nước Pháp có hai ứng cử viên bước vào vòng 2 cuộc bầu cử thuộc các đảng phái chưa từng lãnh đạo đất nước. Hai người này lại có sự đối lập hoàn toàn về quan điểm chính trị và chiến lược phát triển đất nước. Ông Macron ủng hộ quan điểm tự do, cải tạo hệ thống chính trị "thất bại" và "trống rỗng" của Pháp; giãn luật lao động; cắt giảm thuế kinh doanh; Cải cách hệ thống thất nghiệp; giảm chi tiêu công… Trong khi đó, bà Le Pen lại ưu tiên cho các nghị trình bảo hộ và bài ngoại như thúc đẩy quyền lợi của công dân Pháp trong việc làm, nhà ở, phúc lợi.

Bà cũng chủ trương tăng thuế đối với người lao động nước ngoài và hàng nhập khẩu; Ủng hộ hệ thống đại diện theo tỷ lệ trong quốc hội; Thương lượng với Liên minh châu Âu EU để trả lại "chủ quyền toàn vẹn" cho Pháp bao gồm đồng Franc thậm chí trưng cầu ý dân rời khỏi EU…

Sự đối lập này làm nổi bật sự khác biệt của hai người. Nhưng nó cũng cho thấy cư tri Pháp giờ đây quan tâm tới điều gì thông qua lá phiếu của họ.

Một “sự chưa từng có” khác là lần đầu tiên trong lịch sử nền cộng hòa thứ Năm của Pháp, không có một ứng cử viên nào thuộc một trong 2 đảng Xã hội (Cánh tả) và Những người Cộng hòa (Cánh hữu)đi tiếp sau vòng 1. Đó là một thất bại lịch sử bởi đặc điểm lớn nhất của nền chính trị Pháp từ 1958 đến nay là tính lưỡng cực, tức hai đảng này thay nhau cầm quyền ở cả nhánh hành pháp lẫn thống trị trong Nghị viện.

Cũng chưa khi nào tổng số phiếu mà 2 ứng cử viên của 2 đảng lớn truyền thống này cộng lại ở vòng 1 lại dưới 45%, và chưa khi nào một ứng cử viên của đảng Xã hội (Benoit Hamon) lại nhận ít hơn 10% phiếu bầu của người Pháp.

Nữ ứng viên

Sự nổi lên của chính trị gia cực hữu Merine Le Pen là một thay đổi bất ngờ nền chính trị Pháp và tâm lý của cử tri (Daily Mail)

Nhiều câu hỏi đặt ra

Căn cứ vào xu hướng dư luận và những tính toán của các nhà phân tích, đại diện của phong trào Tiến bước - Macron nhiều khả năng sẽ đánh bại bà Le Pen trong cuộc bỏ phiếu vòng 2. Dù vậy, câu hỏi được đặt ra là ông Macron sẽ điều hành đất nước như thế nào với những “vốn liếng” chính trị mỏng manh của mình. Thứ nhất, đảng của ông vẫn còn là “một câu hỏi lớn”.

Điều này là bởi, phong trào Tiến bước mà ông sáng lập mới chỉ có 1 năm tuổi đời, và vẫn chỉ đóng vai trò hết sức mờ nhạt trong Quốc hội Pháp.Chính vì thế, ông Macron được cho là sẽ phải dấn thân vào “một vùng nước lạ” khi lên nắm quyền. Chưa có một Tổng thống nào của Pháp lại xuất thân từ một phong trào gần như vô danh trong chính giới Pháp đến vậy.

Trong khi đó, thất bại đau đớn của cựu Thủ tướng Fillon chắc chắn sẽ chỉ xây thêm quyết tâm “báo thù” đảng cánh hữu Cộng hòa. Chắc chắn sẽ làm hết sức mình để đảm bảo rằng họ sẽ chiếm đa số trong Quốc hội Pháp để có thể khiến thời gian nắm quyền của ông Macron – nếu trở thành hiện thực – sẽ là cơn ác mộng.

Vì thế, thách thức trước hết và có thể kéo dài với cả nhiệm kỳ với ông Macron sẽ là tìm kiếm liên minh tại Quốc hội Pháp, hoặc ít nhất là thỏa hiệp với các chính đảng lớn còn lại. Nếu không, một Macron và phong trào Tiến bước lẻ loi khó có thể “vượt ải” Quốc hội để thực thi chính sách của mình.

        Phan Tùng

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.