Điểm lại 14 cuộc gặp Trung-Mỹ trong lịch sử

(Baonghean.vn) - Ngày 5/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm Mỹ 2 ngày và có cuộc gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trước cuộc gặp này cũng đã từng diễn ra nhiều cuộc gặp cấp cao giữa lãnh đạo hai nước theo từng giai đoạn lịch sử khác nhau.

1. Năm 1972

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông tiếp Tổng thống Mỹ Richard Nixon tại thủ đô Bắc Kinh ngày 21/2/1972. Chuyến thăm Trung Quốc của Nixon năm 1972 là bước đột phá hướng tới việc bình thường hóa quan hệ song phương giữa hai nước và chuyển đổi cán cân quyền lực trong thời Chiến tranh Lạnh. Nixon cũng là tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Bắc Kinh. Ảnh: CNN
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông tiếp Tổng thống Mỹ Richard Nixon tại thủ đô Bắc Kinh ngày 21/2/1972. Chuyến thăm Trung Quốc của Nixon năm 1972 là bước đột phá hướng tới việc bình thường hóa quan hệ song phương giữa hai nước và chuyển đổi cán cân quyền lực trong thời Chiến tranh Lạnh. Nixon cũng là Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Bắc Kinh. Ảnh: CNN

 2. Năm 1979

Lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đội mũ cao bồi trắng khi tham dự một buổi biểu diễn ở thành phố Simonton, bang Texas, năm 1979. Chuyến thăm Mỹ của ông Đặng diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh và Washington chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Ảnh: CNN
Lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đội mũ cao bồi trắng khi tham dự một buổi biểu diễn ở thành phố Simonton, bang Texas, năm 1979. Chuyến thăm Mỹ của ông Đặng diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh và Washington chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Ảnh: CNN

 3. Năm 1984

Tổng thống thứ 40 của Mỹ Ronald Reagan và Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương khoác tay nhau dưới trời mưa tại Nhà Trắng tháng 1/1984. Ông Triệu và Hồ Diệu Bang – nguyên tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc – là hai lãnh đạo đầu tiên mặc trang phục phương Tây trong giai đoạn cải cách và mở cửa của Trung Quốc. Ảnh: CNN
Tổng thống thứ 40 của Mỹ Ronald Reagan và Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương khoác tay nhau dưới trời mưa tại Nhà Trắng tháng 1/1984. Ông Triệu và Hồ Diệu Bang – nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc – là hai lãnh đạo đầu tiên mặc trang phục phương Tây trong giai đoạn cải cách và mở cửa của Trung Quốc. Ảnh: CNN

 4. Năm 1985

Phó tổng thống Mỹ George H.W.Bush và Chủ tịch Trung Quốc Lý Tiên Niệm nâng ly trong buổi tiệc tại Đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Washington, D.C, tháng 7/1985. Ảnh: CNN
Phó Tổng thống Mỹ George H.W.Bush và Chủ tịch Trung Quốc Lý Tiên Niệm nâng ly trong buổi tiệc tại Đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Washington, D.C, tháng 7/1985. Ảnh: CNN

 5. Năm 1997

Tổng thống Mỹ Bill Clinton và đệ nhất phu nhân Hillary Clinton tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và phu nhân Vương Dã Bình tại tiệc tối ở Nhà Trắng, ngày 29/10/1997. Trong chuyến thăm lần này, gạt những bất đồng về nhân quyền hay cải cách dân chủ, lãnh đạo hai nước tuyên bố một thỏa thuận nhằm ngăn sự phát triển của vũ khí hạt nhân và tạo cơ hội cho Trung Quốc tiếp cận công nghệ sản xuất điện hạt nhân của Mỹ. Ảnh: CNN
Tổng thống Mỹ Bill Clinton và đệ nhất phu nhân Hillary Clinton tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và phu nhân Vương Dã Bình tại tiệc tối ở Nhà Trắng, ngày 29/10/1997. Trong chuyến thăm lần này, gạt những bất đồng về nhân quyền hay cải cách dân chủ, lãnh đạo hai nước tuyên bố một thỏa thuận nhằm ngăn sự phát triển của vũ khí hạt nhân và tạo cơ hội cho Trung Quốc tiếp cận công nghệ sản xuất điện hạt nhân của Mỹ. Ảnh: CNN

 6. Năm 1999

Thủ tướng thứ 5 của Trung Quốc, Chu Dung Cơ, đứng cạnh ông Clinton trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ 9 ngày từ 6 tới 14/4/1999. Lần tới Washington của ông Chu diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước căng thẳng. Ảnh: CNN
Thủ tướng thứ 5 của Trung Quốc, Chu Dung Cơ, đứng cạnh ông Clinton trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ 9 ngày từ 6 tới 14/4/1999. Lần tới Washington của ông Chu diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước căng thẳng. Ảnh: CNN

 7. Năm 2002

Tổng thống thứ 43 của Mỹ George W.Bush và đệ nhất phu nhân Laura Bush đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và vợ tại trang trại Prairie Chapel Ranch của gia đình ông ở Crawford, bang Texas, ngày 25/10/2002. Cuộc gặp của lãnh đạo Mỹ - Trung tại khu đất rộng 1.600 mẫu Anh là “cơ hội để hai bên bàn bạc về một số vấn đề song phương và giải quyết khác biệt còn tồn tại”, theo tuyên bố bằng văn bản của Thư ký Nhà Trắng Ari Fleischer. Ảnh: CNN
Tổng thống thứ 43 của Mỹ George W.Bush và đệ nhất phu nhân Laura Bush đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và vợ tại trang trại Prairie Chapel Ranch của gia đình ông ở Crawford, bang Texas, ngày 25/10/2002. Cuộc gặp của lãnh đạo Mỹ - Trung tại khu đất rộng 1.600 mẫu Anh là “cơ hội để hai bên bàn bạc về một số vấn đề song phương và giải quyết khác biệt còn tồn tại”, theo tuyên bố bằng văn bản của Thư ký Nhà Trắng Ari Fleischer. Ảnh: CNN

 8. Năm 2003

Tổng thống George W.Bush và Thủ tướng thứ 6 của Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại một cuộc gặp ở Nhà Trắng ngày 9/12/2003. Ảnh: CNN
Tổng thống George W.Bush và Thủ tướng thứ 6 của Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại một cuộc gặp ở Nhà Trắng ngày 9/12/2003. Ảnh: CNN

 9. Năm 2008

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tiếp đón Tổng thống Mỹ George W.Bush tại thủ đô Bắc Kinh tháng 8/2008. Ảnh: CNN
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tiếp đón Tổng thống Mỹ George W.Bush tại thủ đô Bắc Kinh tháng 8/2008. Trong chuyến thăm lần này, Tổng thống Bush khai trương trụ sở mới của đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh nhân 30 năm hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao. Ảnh: CNN

10. Năm 2011

Phó tổng thống Mỹ Joe Biden cùng Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, tháng 8/2011. Chuyến thăm Trung Quốc 5 ngày của ông Biden nhằm hiểu rõ hơn về giới lãnh đạo mới của Trung Quốc. Ảnh: CNN
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden cùng Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, tháng 8/2011. Chuyến thăm Trung Quốc 5 ngày của ông Biden nhằm hiểu rõ hơn về giới lãnh đạo mới của Trung Quốc. Ảnh: CNN

 11. Năm 2013

Tổng thống thứ 44 của Mỹ Barack Obama và ông Tập đi dạo quanh khu nghỉ dưỡng cao cấp Annenberg Retreat ở Sunnylands, bang California ngày 8/6/2013. Hình ảnh được chụp sau khi lãnh đạo hai nước kết thúc hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày. Ảnh: CNN
Tổng thống thứ 44 của Mỹ Barack Obama và ông Tập đi dạo quanh khu nghỉ dưỡng cao cấp Annenberg Retreat ở Sunnylands, bang California ngày 8/6/2013. Hình ảnh được chụp sau khi lãnh đạo hai nước kết thúc hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày. Ảnh: CNN

 12. Năm 2014

Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp đón Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Đại lễ đường ở thủ đô Bắc Kinh ngày 12/11/2014. Ảnh: CNN
Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp đón Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Đại lễ đường ở thủ đô Bắc Kinh ngày 12/11/2014. Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ ra rằng trong tháng 6/2013, ông đã cùng Tổng thống Mỹ Obama đã có cuộc gặp gỡ. Hai bên đã nhất trí rằng cùng nhau xây dựng mối quan hệ kiểu mới giữa hai nước lớn. Ảnh: CNN

13. Năm 2015

Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình đi đến nhà khách Blare House bên trong Nhà Trắng trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước của lãnh đạo Trung Quốc tới Mỹ từ 22 tới 25/9. Buổi tiếp đón chính thức Chủ tịch Tập diễn ra ngày 25/9 (giờ địa phương), với nghi lễ bắn 21 phát đại bác chào đón, một cuộc họp cấp cao, buổi họp báo chung và quốc yến chiêu đãi. Đây là lần đầu tiên ông Tập thăm Mỹ trên cương vị chủ tịch Trung Quốc. Ảnh: AFP
Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình đi đến nhà khách Blare House bên trong Nhà Trắng trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước của lãnh đạo Trung Quốc tới Mỹ từ 22 tới 25/9. Buổi tiếp đón chính thức Chủ tịch Tập diễn ra ngày 25/9 (giờ địa phương), với nghi lễ bắn 21 phát đại bác chào đón, một cuộc họp cấp cao, buổi họp báo chung và quốc yến chiêu đãi. Đây là lần đầu tiên ông Tập thăm Mỹ trên cương vị chủ tịch Trung Quốc. Ảnh: AFP

14. Năm 2016

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) trong cuộc gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu ngày 3/9. Ảnh: AFP/ TTXVN
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) trong cuộc gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu ngày 3/9/2016.  Tại cuộc hội đàm, ông Tập Cận Bình nêu rõ Trung Quốc sẵn sàng phối hợp với Mỹ để đảm bảo các mối quan hệ song phương duy trì đúng hướng. Ông hối thúc hai nước tuân thủ các nguyên tắc không xung đột, không đối đầu, tôn trọng nhau và hợp tác cùng thắng, xử lý và kiểm soát bất đồng theo cách thức xây dựng, để thúc đẩy sự phát triển không ngừng và ổn định của các mối quan hệ song phương Ảnh: AFP/ TTXVN

Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.