Trump cam kết loại bỏ 'những kẻ gian lận' thương mại toàn cầu

Tổng thống Donald Trump hôm 31/3 thề sẽ xóa bỏ các hoạt động thương mại không công bằng trên thế giới và chỉ trích các nước gây ra thâm hụt thương mại lớn cho Mỹ.

Những sắc lệnh mới của Tổng thống Trump củng cố thêm lập trường cứng rắn của ông về thương mại. Động thái này cũng được xem là lời cảnh báo về quan điểm bảo hộ thương mại của tân tổng thống Mỹ một tuần trước khi ông gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

"Kể từ bây giờ, những ai vi phạm luật lệ sẽ phải gánh chịu hậu quả, và đó sẽ là những hậu quả vô cùng nghiêm trọng", ông Trump tuyên bố khi ký hai sắc lệnh hành pháp ở phòng Bầu Dục hôm qua. 

Theo AFP, sắc lệnh thứ nhất chủ yếu mang tính biểu tượng, yêu cầu các quan chức chỉ ra những "kẻ gian lận", hay các quốc gia và công ty khiến cho Mỹ chịu thâm hụt thương mại gần 50 tỷ USD mỗi tháng.

Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross nói rằng sắc lệnh mới sẽ yêu cầu các chuyên gia nghiên cứu về "từng quốc gia, từng sản phẩm" và báo cáo lại cho tổng thống trong vòng 90 ngày. 

Các quan chức sẽ tìm kiếm những bằng chứng về sự "gian lận", hành vi sai trái hay những thỏa thuận thương mại không đạt yêu cầu, sự chênh lệch tiền tệ và những hạn chế của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Washington Post
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Washington Post

Trong sắc lệnh hành pháp thứ hai, ông Trump yêu cầu chính phủ áp đặt thuế thương mại chặt chẽ hơn đối với các mặt hàng được các chính phủ nước ngoài trợ cấp hay bán phá giá tại thị trường Mỹ. Ông chủ Nhà Trắng cho rằng sắc lệnh này sẽ đảm bảo để những nhà nhập khẩu lớn của Mỹ thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ. "Họ là những kẻ gian lận", ông lên án.

Trong chiến dịch tranh cử, tỷ phú 70 tuổi đã thề sẽ đặt quan hệ thương mại giữa Mỹ với các nước trên thế giới trên một nền tảng thuận lợi hơn và đưa "Mỹ lên trên hết". 

"Hàng nghìn nhà máy đã bị đánh cắp khỏi đất nước của chúng ta, nhưng những người Mỹ không có tiếng nói giờ đây đã có thể lên tiếng ở Nhà Trắng", ông Trump cho biết.

"Sự thịnh vượng của nước Mỹ và công nhân Mỹ là Ngôi sao phương Bắc của tôi", Trump khẳng định, nói thêm rằng nếu không vì vấn đề thương mại thì ông đã không trở thành tổng thống. 

Theo Zing.vn

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.