Nga tung 100 siêu tăng 'tàng hình' T-14 Armata sẵn sàng chiến đấu

Nga vừa tung ra một loại vũ khí bí mật mới - đội quân gồm 100 xe tăng “tàng hình” T-14 Armata nhận lệnh sẵn sàng chiến đấu.

Xe tăng T-14 Armata tại lễ diễu binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5.

Xe tăng T-14 Armata tại lễ diễu binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5.

Theo tờ The Sun của Anh, quân đội Nga đã trang bị một lớp áo khoác tàng hình đặc biệt cho cỗ máy chiến đấu T-14 Ẩmta giúp qua mặt khỏi hệ thống radar đối phương.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng ra lệnh cho 100 chiếc tăng “tàng hình” T-14 Armata trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, trong bối cảnh căng thẳng leo thang toàn cầu.

Hệ thống máy dò tia UV được lắp đặt trong xe tăng làm nhiệm vụ đưa ra cảnh báo khi có đạn pháo đang bay đến trong khi nòng pháo trơn 125 mm có thể nhả đạn với tốc độ 100 viên/phút.

Tăng chủ lực T-14 Armata hoàn toàn có thể phá hủy mục tiêu trong phạm vi lên tới hơn 8km.

Không chỉ có vậy, xe tăng T-14 Armata còn được lắp thêm tháp pháo tự động có thể xoay 360 độ với tốc độ cao để có thể bắn trả mối đe dọa đến từ bất kỳ hướng nào. Tháp pháo này tự động, nên các binh sĩ chỉ cần ngồi ở một địa điểm khác cũng có thể dùng bộ điều khiển từ xa điều chỉnh hướng hoạt động của xe tăng.

Tổng thống Putin đã lệnh cho 100 xe tăng T-14 tàng hình sẵn sàng chiến đấu.

Tổng thống Putin đã lệnh cho 100 xe tăng T-14 tàng hình sẵn sàng chiến đấu.

T-14 Armata còn được bao bọc lớp sắt mỏng, cung cấp lớp vỏ bảo vệ trước các loại vũ khí chống tăng có độ chính xác cao và vũ khí chiến đấu cự ly gần như súng phóng lựu cầm tay.

Lớp áo tàng hình được khoác lên xe tăng T-14 Armata có tên gọi là Mantiya. Nguyên lý hoạt động của lớp áo này rất đơn giản. Nó có thể hấp thu sóng radar, phản xạ cùng lúc đó phân tán chúng, làm giảm khả năng phát hiện vật thể đang di chuyển.

Trong khi đó, độ nhiệt khi hoạt động của xe tăng cũng sẽ được giảm xuống bằng với mức nhiệt của không gian xung quanh. Chính vì vậy, xe tăng T-14 Armata có thể trở nên “vô hình” trước các loại vũ khí như đầu đạn tên lửa Javelin của quân đội Mỹ thường sử dụng máy dò nhiệt để bắn trúng mục tiêu.

So sánh tăng T-14 với loại phương tiện chiến đấu của phương Tây, thiết kế mới này được cho là vượt trội 25-30% so với xe tăng Abrams của Mỹ, tăng Leclerc của Pháp và Leopard 2 của Đức.

Theo Tin tức

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.