Những địa điểm từng lưu dấu chân Bác Hồ trên thế giới

(Baonghean.vn) - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mãi đi xa, nhưng hành trình con đường cứu nước của Người vẫn còn mãi in dấu tích không chỉ với người dân đất Việt mà cả với cộng đồng quốc tế.

 1. Cảng Marseilles

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Nguyễn Ái Quốc lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Ngày 6 tháng 7 năm 1911, sau hơn 1 tháng đi biển, tàu cập cảng Marseilles, Pháp.
Ngày 5//6/1911, từ Bến Nhà Rồng, Nguyễn Ái Quốc lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Ngày 6/7/1911, sau hơn 1 tháng đi biển, tàu cập cảng Marseilles, Pháp.

2. Khách sạn Omni Parker ở thành phố Boston, Mỹ

Tại khách sạn này, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp trong những năm 1912 - 1913. Qua bao nhiêu thăng trầm, tòa nhà tọa lạc số 60 đường School, Boston đã không còn dáng vẻ như những thập niên đầu thế kỷ XX. Song, trong gian bếp nhỏ dưới tầng hầm, người ta vẫn lưu giữ những kỷ vật và ký ức về một thanh niên đến từ nước Việt xa nửa vòng trái đất.
Tại khách sạn này, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp trong những năm 1912 - 1913. Qua bao nhiêu thăng trầm, tòa nhà tọa lạc số 60 đường School, Boston đã không còn dáng vẻ như những thập niên đầu thế kỷ XX. Song, trong gian bếp nhỏ dưới tầng hầm, người ta vẫn lưu giữ những kỷ vật và ký ức về một thanh niên đến từ nước Việt xa nửa vòng trái đất.

3. Khách sạn Carlton ở Thủ đô London, Anh

Đây là nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành làm việc trong thời gian sống ở nước Anh năm 1914. Khi tới Carlton, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành mới chỉ được giao nhiệm vụ dọn dẹp và rửa bát đĩa. Thế nhưng vì luôn dành những món ăn thừa chuyển cho người nghèo, người ăn xin ngoài đường mà Người đã được vị đầu bếp người Pháp Escosffier chuyển lên khu vực làm bánh và truyền nghề cho Người. Nhưng điều đó cũng không giữ được người thanh niên ở lại xứ sở sương mù này bởi Người luôn chất chứa trong lòng hoài bão đau đáu con đường cứu nước.
Đây là nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành làm việc trong thời gian sống ở nước Anh năm 1914. Khi tới Carlton, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành mới chỉ được giao nhiệm vụ dọn dẹp và rửa bát đĩa. Thế nhưng vì luôn dành những món ăn thừa chuyển cho người nghèo, người ăn xin ngoài đường mà Người đã được vị đầu bếp người Pháp Escosffier chuyển lên khu vực làm bánh và truyền nghề cho Người. Nhưng điều đó cũng không giữ được người thanh niên ở lại xứ sở sương mù này bởi Người luôn chất chứa trong lòng hoài bão đau đáu con đường cứu nước.

4. Nhà số 6 Villa des Gobelins - quận 13, Paris, Pháp

Sau một hành trình đầy gian khổ qua nhiều nước như Pháp, Anh, Mỹ… Bác quay trở lại nước Pháp vào năm 1917 và ở tại ngôi nhà số 6 Villa des Gobelins (quận 13, Paris) cùng với Nguyễn Thế Truyền và luật sư Phan Văn Trường.   Tại đây, Bác đã tham gia thành lập Hội những người An Nam yêu nước và trở thành nòng cốt của Hội với tên gọi Nguyễn Ái Quốc.
Sau một hành trình đầy gian khổ qua nhiều nước như Pháp, Anh, Mỹ… Bác quay trở lại nước Pháp vào năm 1917 và ở tại ngôi nhà số 6 Villa des Gobelins (quận 13, Paris) cùng với Nguyễn Thế Truyền và luật sư Phan Văn Trường. Tại đây, Bác đã tham gia thành lập Hội những người An Nam yêu nước và trở thành nòng cốt của Hội với tên gọi Nguyễn Ái Quốc. Thời gian này tại Paris cũng là lúc Bác soạn thảo Bản yêu sách tám điểm của nhân dân An Nam gửi tới lãnh đạo các cường quốc dự Hội nghị Versailles năm 1919.

 5. Nhà số 9 ngõ Compoint, quận 17 Paris

Nơi đây Người đã sống và hoạt động lâu nhất, từ 14/7/1921 đến 14/3/1923. Căn phòng nằm trên tầng 3 của ngôi nhà cũ kỹ trong ngõ cụt thuộc một khu phố nghèo ở Paris, không điện thắp sáng, rộng 9m2, chỉ vừa đủ kê chiếc giường cá nhân, một bàn nhỏ và một chiếc ghế.
Nơi đây Người đã sống và hoạt động lâu nhất, từ 14/7/1921 đến 14/3/1923. Căn phòng nằm trên tầng 3 của ngôi nhà cũ kỹ trong ngõ cụt thuộc một khu phố nghèo ở Paris, không điện thắp sáng, rộng 9m2, chỉ vừa đủ kê chiếc giường cá nhân, một bàn nhỏ và một chiếc ghế.

 6. Khách sạn Lux - số 10 phố Trecxkaia, Matxcơva

Năm 1923, Bác Hồ tới thủ đô Moscow của Liên Xô lúc bấy giờ để tham gia các hoạt động của Quốc tế Cộng sản. Tại đây, Người sống và làm việc từ cuối năm 1923 đến đầu năm 1924 tại khách sạn Lux - số 10 phố Trecxkaia.   Khách sạn Lux lúc này là nơi được dành riêng cho cán bộ, lãnh tụ giai cấp công nhân từ khắp nơi đến với Quốc tế Cộng Sản.
Năm 1923, Bác Hồ tới thủ đô Matxcơva của Liên Xô lúc bấy giờ để tham gia các hoạt động của Quốc tế Cộng sản. Tại đây, Người sống và làm việc từ cuối năm 1923 đến đầu năm 1924 tại khách sạn Lux - số 10 phố Trecxkaia. Khách sạn Lux lúc này là nơi được dành riêng cho cán bộ, lãnh tụ giai cấp công nhân từ khắp nơi đến với Quốc tế Cộng Sản.

 7. Khách sạn Drayton Court, tại số 2 phố The Avenue (Anh)

nơi Bác làm việc một thời gian ngắn trước khi tới Carlton, cách trung tâm Luân Đôn khoảng 40 phút đi tàu điện ngầm. Khách sạn Drayton chính thức đi vào hoạt động năm 1894 với 60 phòng, tọa lạc ở khu khá vắng vẻ dân cư, khác hẳn so với khu trung tâm sầm uất, nhộn nhịp ở trung tâm Luân Đôn.
Tại khách sạn  này Bác làm việc một thời gian ngắn trước khi tới Carlton, cách trung tâm London khoảng 40 phút đi tàu điện ngầm. Khách sạn Drayton chính thức đi vào hoạt động năm 1894 với 60 phòng, tọa lạc ở khu khá vắng vẻ dân cư, khác hẳn so với khu trung tâm sầm uất, nhộn nhịp ở trung tâm London.

8. Ngôi nhà tại làng Noọng Ôn - xã Xiêng Phin, tỉnh Udonthani, Thái Lan

Tháng 07/1928, Bác từ châu Âu về Thái Lan hoạt động cách mạng với tên gọi là Thầu Chín. Địa phương đầu tiên Bác đến tại Thái Lan là làng Noọng Ôn (xã Xiêng Phin, huyện Mương, tỉnh Udonthani).   Bác lưu lại đây trong một thời gian ngắn trước khi rời đi vào năm 1929 để đến các địa phương khác tiếp tục khơi dậy tinh thần yêu nước trong bà con kiều bào.
Tháng 7/1928, Bác từ châu Âu về Thái Lan hoạt động cách mạng với tên gọi là Thầu Chín. Địa phương đầu tiên Bác đến tại Thái Lan là làng Noọng Ôn (xã Xiêng Phin, huyện Mương, tỉnh Udonthani). Bác lưu lại đây trong một thời gian ngắn trước khi rời đi vào năm 1929 để đến các địa phương khác tiếp tục khơi dậy tinh thần yêu nước trong bà con kiều bào.

Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.