Trung Quốc lớn tiếng đòi tàu Mỹ rời khỏi Biển Đông

Trung Quốc hôm nay 25/5 cho biết các tàu chiến của nước này đã phát tín hiệu cảnh báo và yêu cầu tàu chiến Mỹ rời đi sau khi tàu này di chuyển ở khu vực cách đảo nhân tạo do Bắc Kinh bồi đắp trái phép trên Biển Đông 12 hải lý.

Tàu khu trục USS Dewey của Hải quân Mỹ (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Tàu khu trục USS Dewey của Hải quân Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ

Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ hàng tháng tại thủ đô Bắc Kinh hôm nay 25/5, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ren Guoqiang cho biết Bắc Kinh đã đưa ra cảnh báo cứng rắn đối với Mỹ sau khi phát hiện tàu chiến USS Dewey của Hải quân Mỹ tiến hành hoạt động tuần tra ở gần đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Theo Reuters, các tàu chiến Trung Quốc đã cảnh báo tàu USS Dewey của Mỹ và lớn tiếng yêu cầu tàu này rời khỏi khu vực tuần tra. Ông Ren cho biết các động thái trên của Mỹ không có lợi cho hòa bình và ổn định tại Biển Đông.

Cũng liên quan tới cuộc tuần tra của Hải quân Mỹ gần đá Vành Khăn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng hôm nay cho biết Bắc Kinh đã kêu gọi Mỹ "sửa chữa sai lầm" và đề nghị Washington không tiến hành thêm các hoạt động tuần tra tại Biển Đông trong tương lai.

Ông Lục nói rằng những hoạt động tuần tra của Mỹ tại Biển Đông rất có thể sẽ gây ra những sự cố không thể lường trước cả trên biển lẫn trên không ở khu vực này. Ngoài ra, Trung Quốc cũng “tố” Mỹ gây cản trở nghiêm trọng tới quá trình đàm phán giữa các bên liên quan tới tranh chấp trên Biển Đông khi điều tàu chiến tới tuần tra khu vực.

Hoạt động trên của tàu Mỹ là một phần trong chiến dịch “tuần tra đảm bảo tự do hàng hải” trên Biển Đông, vốn được duy trì từ thời cựu Tổng thống Barack Obama. Đây cũng là động thái thách thức Trung Quốc đầu tiên của Mỹ tại vùng biển này kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức từ cuối tháng 1.

Trung Quốc được cho là đã tiến hành các hoạt động bồi đắp trái phép trên đá Vành Khăn và các hình ảnh vệ tinh mới được công bố gần đây cho thấy Bắc Kinh đã ngang nhiên xây dựng các công trình quân sự phi pháp trên đá này.

Theo Dân trí

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.