Trung Quốc tính lập hệ thống theo dõi khổng lồ dưới Biển Đông

Trung Quốc có kế hoạch lập hệ thống giám sát dưới Biển Đông và Hoa Đông, được cho là có thể phát hiện chuyển động của tàu nước ngoài và làm suy giảm năng lực tàng hình của tàu ngầm Mỹ. 

Đồ hoạ mô phỏng mạng lưới theo dõi dưới biển. Đồ hoạ: SCMP

Đồ hoạ mô phỏng mạng lưới theo dõi dưới biển. Đồ hoạ: SCMP

Theo đài truyền hình CCTV, mạng lưới giám sát sẽ tiêu tốn hai tỷ nhân dân tệ (290 triệu USD) và "làm nền tảng để cung cấp dữ liệu giám sát lâu dài, hỗ trợ thí nhiệm trong nghiên cứu môi trường tại hai vùng biển".  

Phát biểu với đài truyền hình, Jian Zhimin, một nhà khoa học hàng hải tại Đại học Tonji, Thượng Hải, nói động thái củng cố vị thế của Trung Quốc là một "cường quốc đại dương". "Một cường quốc đại dương phải có khả năng tới vùng biển cả và ra toàn cầu", ông nói. 

Zhou Huaiyang, đồng nghiệp của ông, thêm rằng hệ thống có thể đem lại lợi ích "quốc phòng".

Carl Thayer, nhà phân tích an ninh khu vực, giáo sư danh dự Đại học New South Wales, Australia, cho rằng Trung Quốc "có thể tận dụng câu chuyện mạng lưới dưới biển này để đặt những cảm biến được thiết kế nhằm phát hiện chuyển động của các tàu chiến trên mặt nước và tàu ngầm". 

Một hệ thống như thế "giảm nhẹ lợi thế tàng hình các tàu ngầm có", theo ông Thayer. "Điều này sẽ gây ra mối quan ngại trực tiếp cho Mỹ và các nước trong khu vực vận hành các tàu ngầm". 

Ông Thayer cho rằng hệ thống giám sát dưới nước của Trung Quốc có thể phục vụ với mục đích tương tự hệ thống giám sát âm thanh (SOSUS) của Mỹ, sử dụng thời chiến tranh Lạnh để phát hiện và giám sát hoạt động tàu ngầm. 

Trung Quốc có tranh chấp tại cả Biển Đông và Hoa Đông. Nước này tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, chồng lấn lên tuyên bố chủ quyền của các nước láng giềng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, Philippines. Nước này còn bồi đắp và quân sự hoá phi pháp các đá tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tại biển Hoa Đông, các đảo tranh chấp cũng làm xấu đi quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo trong nhiều thập kỷ. 

Theo VNE

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.