Mổ xẻ thành công của cuộc gặp thượng đỉnh Việt - Mỹ

Các tờ báo khu vực và quốc tế ca ngợi sự nhạy bén trong ngoại giao kinh tế của Việt Nam qua chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Các hãng tin và truyền thông khu vực và thế giới như Reuters, The Strait Times, Malay Mail Online… đồng loạt đưa tin về các thỏa thuận song phương nhiều tỷ USD mà 2 nước đạt được trong chuyến thăm Mỹ lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

bao nuoc ngoai mo xe thanh cong cua cuoc gap thuong dinh viet my hinh 1
Tổng thống Mỹ Donald Trump ra đón và bắt tay Thủ tướng chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters.

Fox Business đưa tin “Việt Nam khám phá các lựa chọn thương mại với Mỹ”. Fox Business dẫn lời các chuyên gia chính sách đối ngoại cho rằng thúc đẩy thương mại với Việt Nam còn mang lại lợi ích về an ninh cho nước Mỹ khi cả 2 cùng chia sẻ những quan ngại về sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc.

Con số ấn tượng hàng tỷ USD

Hãng Reuters đưa tin “Tổng thống Trump ca ngợi thỏa thuận ‘tỷ đô’ với Việt Nam”. Hãng tin này cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trao đổi về thương mại với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm của ông đến Nhà Trắng ngày 31/5 và hoan nghênh hàng loạt thỏa thuận kinh doanh trị giá hàng tỷ USD vừa ký cũng như việc làm mà những thỏa thuận này tạo ra.

“Họ (Việt Nam) vừa hoàn tất một đơn hàng lớn với Mỹ và chúng tôi đánh giá cao điều đó, vì nhiều tỷ USD, đồng nghĩa với việc làm cho nước Mỹ và các thiết bị vô cùng tốt cho Việt Nam”, Reuters dẫn lời ông Trump chia sẻ với báo giới ngay tại Nhà Trắng.

Tuy nhiên, Reuters dẫn lời chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ) Murray Hiebert nhận định rằng, trong khi hoan nghênh các thỏa thuận thương mại mới với Việt Nam, chính quyền của Tổng thống Trump vẫn cho rằng chừng đó là “tốt nhưng chưa đủ”.

“Họ muốn Việt Nam đưa ra những ý tưởng để giải quyết tình trạng thặng dư [thương mại nghiêng về phía Việt Nam - ND] hiện nay”, Murray Hiebert nói.

Theo Reuters, Việt Nam là nước có thặng dư thương mại lớn thứ 6 của Mỹ mà trong đó các sản phẩm bán dẫn và hàng điện tử khác xuất khẩu sang Mỹ ngày càng tăng bên cạnh những mặt hàng truyền thống như giày dép, đồ gỗ, may mặc…

Tuy nhiên, Reuters cũng dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, 2 nền kinh tế Việt Nam và Mỹ bù đắp cho nhau nhiều hơn là cạnh tranh với nhau và xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam cũng đang tăng rất nhanh.

Cơ hội của người đi đầu

Bangkok Post (Thái Lan) có bài bình luận “Việt Nam đặt chân trước cánh cửa của Trump”. Tờ báo này chỉ ra rằng, trong khi ông Trump cũng đã có lời mời với cả Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha và Tổng thống Philippines, đồng minh thân cận của Mỹ ở Đông Nam Á, ông Rodrigo Duterte, thăm Mỹ thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là lãnh đạo nước Đông Nam Á đầu tiên đặt chân trước cửa Nhà Trắng. Đây cũng là điều mà nhiều hãng tin như Reuters, CNN, BBC nhấn mạnh.

Tờ báo Thái Lan nhận định, cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rõ ràng mang lại lợi ích chính trị nhưng tin tốt cho Việt Nam là nó mang lại cả lợi ích kinh tế to lớn. Tờ báo nêu rõ, trong khi Trung Quốc vẫn là nước có thặng dư thương mại với Mỹ lớn nhất (347 tỷ USD/năm) thì Việt Nam cũng đã đạt đến con số 32 tỷ USD/năm, gấp đôi cả Thái Lan ở vị trí thứ 11 với 16 tỷ USD/năm.

Báo Thái Lan cho rằng, với việc Mỹ dỡ bỏ một phần cấm vận vũ khí với Việt Nam nhân chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama năm ngoái, mở đường cho Việt Nam mua 6 tàu tuần duyên mới đây, rất có thể Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ đề nghị mua thêm tàu, tên lửa, xe tăng… và đây là một cách giảm thâm hụt thương mại trong tương lai giữa 2 bên cũng như tạo động lực cho kế hoạch thúc đẩy việc làm trong nước của Tổng thống Trump. Đó là một chiến lược “cùng thắng” rất dễ thuyết phục được ông Trump.

Báo Thái Lan cũng cho rằng các nước láng giềng ASEAN cần học hỏi từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chỉ ra những nỗ lực ngoại giao đã khiến 2 quốc gia cựu thù có thể cải thiện quan hệ sau hơn 4 thập kỷ đóng băng.

Theo tờ báo này, chuyến thăm Mỹ thành công tốt đẹp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được đặt nền móng từ những nỗ lực rất sớm của Đại sứ Việt Nam tại Washington Phạm Quang Vinh, người đã tích cực tiếp cận đội ngũ của Tổng thống Mỹ từ năm ngoái.

“Là người đầu tiên gõ cửa, Việt Nam có tiếng nói ảnh hưởng đối với những vấn đề mình quan tâm”, Bangkok Post nhận định.

Theo bài báo, Việt Nam vốn ủng hộ nhiệt thành cho Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng nay khi tình hình thay đổi (Tổng thống Trump bỏ rơi TPP) thì có khả năng Việt Nam và Mỹ sẽ khởi động tìm kiếm 1 thỏa thuận thương mại song phương mới./.

Theo VOV

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.