Những kỷ lục về báo chí trên thế giới

(Baonghean.vn) - Nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, hãy cùng tìm hiểu về những kỷ lục và những điều lạ kỳ của báo chí trên thế giới.

1. Tờ báo lâu đời nhất

Tờ báo có tuổi thọ cao nhất là tờ Post och Inrikes Tidningar của Thụy Điển, do Viện Văn học Hoàng gia nước này xuất bản suốt từ năm 1645 đến nay. Tờ dạng chuyên đề lâu đời nhất là Haarlems Dagblad/Oprechte Haarlemsche xuất bản tại Haarlem (Hà Lan), hiện vẫn phát triển mạnh, chuyên về lĩnh vực thương mại - ấn phẩm đầu tiên của tờ này mang tên Weeklycke Courante Van Europa, ra ngày 8/1/1656.

2. Khổ báo lớn nhất, nhỏ nhất

Kỷ lục khổ báo nhỏ nhất thuộc về tờ Vossa Senhoria của Brazil.
Kỷ lục khổ báo nhỏ nhất thuộc về tờ Vossa Senhoria của Brazil.
Từ ngày 16/8 đến 16/9/2001, tạp chí Technology and Economic Review dựng trước sân vận động Hockey ở thủ đô Helsinki (Phần Lan) ấn phẩm của mình (nội dung về công nghệ cao và thay đổi 2 lần mỗi tuần) với kích thước lớn nhất trong lịch sử báo chí thế giới: 15 x 10 m. 
Còn kỷ lục ngược lại thuộc về tờ Vossa Senhoria của Brazil - tuần báo này gồm 16 trang và bìa, cũng có đủ các tin, bài viết về văn hóa, chính trị và thơ, dù khuôn khổ của nó chỉ là 3,5 x 2,5 cm.
3. Tờ báo nặng nhất, nhiều trang nhất
Danh hiệu “báo nặng vô địch” chắc chắn dành cho tờ Sunday New York Times (Mỹ) số phát hành vào tháng 8/1987 vì khối lượng đạt 6,35 kg. Nhưng tờ nhiều trang nhất lại là tạp chí Hongkong Toys (do Ủy ban Phát triển Mậu dịch Hồng Kông ấn hành) với 1.356 trang trong kỳ xuất bản vào tháng 1/1992.
4. Tờ báo dài nhất

Tờ "Tuyết Bảo nhật báo" của Pháp đã cho ra số đặc san dài tới 2.500m, được lưu hành dưới hình thức gấp xếp, trở thành tờ báo có kích thước dài nhất thế giới.

5. Báo có quy mô lớn nhất
Tờ  báo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản (ra đời năm 1874) là một trong những tờ báo có quy mô lớn nhất hiện nay, với 468 văn phòng thường trú ở khắp nơi trên thế giới, gần 3.500 nhân viên, mỗi kỳ phát hành hàng chục triệu bản cả vào buổi sáng lẫn buổi chiều (chẳng hạn, ngày 1/4/1987 in 14.247.132 bản, gồm số buổi sáng 9.278.686 bản, số buổi chiều 4.968.446 bản).
Nguyệt san Reader's Digest của Mỹ (ra đời năm 1922) cũng nổi tiếng không kém với 48 loại ấn phẩm bằng 19 thứ tiếng phát hành ở nhiều nước trên thế giới tổng số 29 triệu bản (riêng ở Mỹ là 17 triệu) mỗi kỳ.
6. Báo có số phát hành nhiều nhất
Nếu như con số phát hành 1 triệu bản mỗi năm được coi là thành công của một tờ báo lớn thì Le Petit Journal ở Paris (Pháp) là tờ báo đầu tiên đạt được định mức này vào năm 1886. 
Le Petit Journal ở Paris (Pháp) là tờ báo đầu tiên đạt được  con số phát hành 1 triệu bản mỗi năm vào năm 1886.
Le Petit Journal ở Paris (Pháp) là tờ báo đầu tiên đạt được con số phát hành 1 triệu bản mỗi năm vào năm 1886.

Chưa đầy 9 thập niên sau, kỷ lục đó được nâng gấp 1.000 lần bởi tờ tuần báo Mỹ có số phát hành vô địch thế giới TV. Guide: 1 tỷ bản vào năm 1974. Còn nguyệt san có số phát hành cao nhất hiện nay là Reader's Digest (Mỹ): mỗi kỳ 29 triệu bản.

Trong số báo chí có lượng phát hành lớn, cũng phải kể đến nhật báo Trud của Hội đồng Trung ương các công đoàn Liên Xô trước đây, được in ở 53 thành phố với lượng phát hành 15,4 triệu bản mỗi kỳ. Tháng 9/1990, tại Nga, nhật báo Komsmolskaya Pravda đạt tới mức kinh ngạc: 21.765.000 bản. Tuy nhiên, kỷ lục tuyệt đối lại thuộc về tuần báo Argumenty i Fakty, cũng của Nga và cũng vào tháng 9/1990, đạt 33.431.000 bản.
7. Thâm niên làm báo cao nhất
Người có thâm niên làm báo nhiều nhất là ông Etienn Dupuch (1899 - 1991) ở Nassau (Bahamas): ông chính thức giữ chức Tổng Biên tập tờ The Tribune từ ngày 1/4/1919 đến năm 1972 và sau đó vẫn làm biên tập viên báo này tới tận khi ông qua đời vào ngày 23/8/1991 (như vậy, ông đã dành hơn 72 năm liền cho sự nghiệp làm báo). Còn cộng tác viên nhiệt tình và trung thành nhất đối với một tờ báo là Eric Hardy ở Liverpool (Anh): Suốt 65 năm, ông chỉ viết cho chuyên mục “Đồng quê” của tờ Daily Post.
8. Người viết báo nhiều nhất
Kỷ lục viết cho nhiều báo nhất thuộc về nhà bình luận Ann Landers (tên thật là Eppie Lederer, sinh ngày 14/7/1918), người có bài xuất hiện trên ít nhất 1.200 tờ báo khắp thế giới với tổng số bạn đọc ước chừng 160 triệu người và có những bài được cùng lúc đăng trên 1.000 tờ báo khác nhau. Còn họa sĩ có tranh đăng trên nhiều báo nhất là Ranan R.Lurie được in cùng lúc trên 400 nhật báo tại 51 nước với tổng số phát hành 62 triệu bản mỗi kỳ.
9. Nhuận bút bài báo cao nhất
Tác giả có nhuận bút bài báo cao nhất là ông Ernest Hemingway (Mỹ), người từng đoạt giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer và giải Nobel Văn học năm 1954. Với một bài viết ngắn khoảng 2.000 từ về cuộc chọi trâu đăng trên báo ảnh Sport, ông được hưởng mức nhuận bút là 30.000 USD (như vậy, trung bình mỗi chữ trả nhuận bút tới 15 USD).
Tác giả có nhuận bút bài báo cao nhất là Ernest Hemingway (Mỹ).
Tác giả có nhuận bút bài báo cao nhất là Ernest Hemingway (Mỹ).
10. Tin ngắn nhất trên báo
Năm 1986, tại thành phố Lyon (Pháp) có tổ chức một cuộc thi đưa tin về thể thao trên báo chí. Phóng viên Vilion đã giành được giải vàng bởi trong bản tin của anh chỉ hiện hữu mấy chữ: “Ồ, ồ, không, không”.
11. Bài xã luận ngắn nhất
Trong số ra tháng 4/1968, báo Star của Mỹ đăng bài xã luận ngắn nhất thế giới với dung lượng chỉ vẻn vẹn mỗi một từ đơn: “Tuyệt!”.
12. Báo có giá quảng cáo cao nhất
Kỷ lục này thuộc về tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản: Trong tháng 4/1989, khách hàng nếu muốn được quảng cáo cả một trang thì phải trả tới 41,55 triệu yên cho số báo ra buổi sáng và 32,27 triệu yên với số ra buổi chiều (quy đổi ra USD hoặc VND).
13. Quảng cáo trên báo lâu nhất
Chưa cá nhân hoặc tổ chức nào vượt được kỷ lục quảng cáo của tiệm may The Jos Neel Co ở Macon, bang Georgia, Mỹ (thành lập năm 1880): liên tục đăng quảng cáo hàng ngày trên 2 trang của tờ Macon Telegraph, tổng cộng 35.760 lần đăng trong hơn 98 năm (từ ngày 22/2/1889 đến tháng 3/1987).
14. Nước xuất bản nhiều báo nhất
“Balaknama”, hay “Children’s Voice” (Tiếng nói trẻ em) là một ấn phẩm theo quý (3 tháng xuất bản 1 lần) của những em nhỏ sống ở khu ổ chuột thành phố New Delhi, Ấn độ.
“Balaknama”, hay “Children’s Voice” (Tiếng nói trẻ em) là một ấn phẩm theo quý (3 tháng xuất bản 1 lần) của những em nhỏ sống ở khu ổ chuột thành phố New Delhi, Ấn Độ.
Một thời gian dài, Mỹ từng là quốc gia xuất bản nhiều báo nhất, đỉnh cao là hơn 70 triệu ấn bản mỗi ngày và có 2.202 đầu báo chính thức vào năm 1910. Tuy nhiên, kỷ lục đó hiện nay đã nhường cho Ấn Độ bởi nước này đang có 4.235 đầu báo chính thức với tổng lượng hơn 100 triệu ấn bản mỗi ngày.
15. Nước có nhiều người đọc báo nhất
Nước có nhiều người đọc báo nhất là Thụy Điển: Trong thời gian gần đây, trung bình cứ 1.000 người Thụy Điển mua và đọc 680 tờ báo mỗi năm. Lượng người mua báo ở Phần Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Nhật Bản và một số quốc gia khác cũng đạt xấp xỉ tỷ lệ trên, nhưng tỷ lệ đọc báo ở những nước này lại thấp hơn nhiều vì họ mua báo để dùng vào nhiều việc, chứ không chỉ để... đọc!
16. Quốc gia không có báo chí 
Báo chí là món ăn tinh thần hàng ngày không thể thiếu được của con người. Nhưng đối với Nauru (thành viên đặc biệt của Khối liên hiệp Vương quốc Anh và các quốc gia độc lập), đất nước chỉ có 10.690 dân thì hoàn toàn không có một loại báo chí nào, kể cả đài phát thanh và truyền hình.
Một người đọc nhật báo tại Argentina
Một người đọc nhật báo tại Argentina

17. Những tờ báo duy nhất chỉ có một người

Năm 1860, nhà bác học nổi tiếng người Mỹ Edison (1847-1931), khi đó mới 14 tuổi đã sáng lập tờ Tuần báo Hêrôn để kinh doanh. Tuần báo này từ tổng biên tập, chủ báo, tòa soạn, phóng viên, nhà xuất bản, thợ in, bán báo chỉ là một người. Ban đầu báo chỉ bán được 10 tờ; thời điểm bán chạy nhất được 300 tờ.

18. Tờ báo chỉ một người đọc

Một cây cầu mới được xây dựng xong trên sông Thames. Nữ hoàng Vichtoria được mời tới để cắt băng khánh thành và là người đầu tiên đi qua cây cầu này. Ngày hôm sau, tờ báo Time đưa tin về sự kiện này, nhưng sắp chữ có sai sót, lẽ ra sắp chữ “Pass” (qua) thành chữ “piss” (đái ra -Nữ hoàng đái ra cầu). Báo in ra mới phát hiện ra sai sót khủng khiếp này. Sau khi sửa, Tòa soạn chỉ kính dâng một tờ để duy nhất chỉ Nữ hoàng “ngự lãm”.

19. Báo xuất bản hàng giờ
Trên những chuyến bay qua lại giữa Thủ đô Washington và thành phố New York (Mỹ), hành khách có thể đọc được tờ “Tin tức mới nhất” dày 24 trang do một nhà xuất bản Mỹ ấn hành. Tờ báo này nhận tin từ các hãng thông tấn UPI và AP, cứ mỗi giờ in ra một số, cung cấp kịp thời cho hành khách có nhu cầu các tin tức sốt dẻo, tình hình kinh tế và dự báo thời tiết.
20. Báo dành cho những người ăn mày
Ở Pháp, cuối thế kỷ 19, người ta đã xuất bản cho những người ăn mày một tờ báo, trong đó có những bài viết về những ngày lễ hội, địa chỉ của những nhà từ thiện, thời gian hiện diện của những người ăn mày. Tờ báo cũng giới thiệu những phương pháp xin bố thí tốt nhất.
Thái Bình
(Tổng hợp)

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.